Case sinh hóa 3: Chuyển hóa bilirubin (2)

HỒ SƠ BỆNH NHÂN: nam 6 tháng tuổi.

1/ Lý do vào viện: sợ ánh sáng, nghi bị bạch tạng.

2/ Tiền sử: không ghi nhận.

3/ Cận lâm sàng: uroporphyrin niệu (+).

 

Điều gì nhiều khả năng đã xảy ra đối với đứa bé?

A. Thiếu hụt coproprphyrinogen oxidase.

B. Thiếu hụt porphobilinogen deaminase.

C. Thiếu hụt uroporphyrinogen decarboxylase.

D. Ức chế ferrochelatase và delta-aminolevulinic acid (ALA) dehydrase.

 

Giải

Đáp án C.

Bệnh nhi này nhiều khả năng mắc porphyria, trong đó phổ biến nhất là PCT (porphyria cutanea tarda). Đây là một bệnh di truyền trội, xảy ra do thiếu hụt enzyme trong sinh tổng hợp heme.

Trước hết, nhắc lại về sinh tổng hợp heme nói riêng và hemoglobin nói chung.

Kết quả hình ảnh cho hemoglobin synthesis

Source: https://slideplayer.com/slide/267103/

   Tổng hợp hemoglobin bao gồm tổng hợp globin và tổng hợp heme.

Tổng hợp globin cũng tương tự như tổng hợp các protein khác. Ở case này ta chỉ xét đến tổng hợp heme. Đây là một quá trình gổm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu và cuối diễn ra trong ti thể (mitochondria), giai đoạn giữa diễn ra trong bào tương (cytoplasm).

  • Giai đoạn 1: Tổng hợp ALA (trong ti thể).

+ Vitamin B6 hoạt hóa glycin.

+ Succinyl CoA thu được từ chu trình Krebs.

+ Glycin đã được hoạt hóa tác dụng với Succinyl CoA tạo acid alpha-amino beta-cetoadipic, rồi chất này nhanh chóng bị oxi hóa thành ALA.

Kết quả hình ảnh cho ALA synthesis

Source: https://themedicalbiochemistrypage.org/images/

   Chuỗi phản ứng này được enzyme của ti thể là ALA synthase xúc tác.

  •    Giai đoạn 2: tổng hợp coproporphyrin III (ở bào tương).

+ ALA khuếch tán ra khỏi ti thể, được enzyme ALA dehydratase xúc tác để tạo porphobilinogen (PBG). Hợp chất này sau đó được chuyển thành pre-uroporphyrinogen/ hydroxymethylbilane nhờ enzyme PBG deaminase/ uroporphyrinogen I synthase (PBGD).

 

Kết quả hình ảnh cho porphobilinogen

Source: https://www.researchgate.net/figure/The-reaction-catalysed-by-porphobilinogen-deaminase-Four-molecules-of-the-pyrrole_fig1_233797890

   + Pre-uroporphyrinogen sau đó sẽ được chuyển hóa thành uroporphyrinogen III nhờ enzyme uroporphyrinogen III cosynthase. Sự thiếu hụt enzyme này sẽ khiến phản ứng diễn ra tự phát, tạo uroporphyrinogen I.

Kết quả hình ảnh cho uroporphyrinogen I synthase

Source: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780123812629000021

   + Uroporphyrinogen I và III lần lượt được chuyển hóa thành coproporphyrinogen I và III nhờ enzyme uroporphyrinogen decarboxylase. Thiếu hụt enzyme này sẽ dẫn đến sự chuyển hóa uroporphyrinogen thành uroporphyrin nhờ sự xúc tác của cytochrome P4501A2 (1 trong 50 enzyme thuộc nhóm monooxygenase trong đại gia đình cytochrome p450). Đây là tình trạng nhiều khả năng xảy ra trên bệnh nhi này.

  • Giai đoạn 3: Tổng hợp Heme (ti thể). 

+ Nếu không có gì bất thường, coproporphyrin III sẽ quay về ti thể, được oxi hóa thành protoporphyrinogen IX nhờ sự xúc tác của enzyme coproporphyrinogen oxidase.

Kết quả hình ảnh cho protoporphyrinogen

Source: https://biology.stackexchange.com/questions/17537/protoporphyrinogen-ix-formation-in-heme-synthesis

   + Protoporphyrinogen IX sẽ tiếp tục được oxi hóa thành protoporphyrin IX nhờ  enzyme protoporphyrinogen oxidase.

Kết quả hình ảnh cho protoporphyrin

Source: https://library.med.utah.edu/NetBiochem/hi2.htm

   + Protoporphyrin IX kết hợp với Fe2+ tạo Heme nhờ sự xúc tác của enzyme ferrochelastase, kết thúc quá trình tạo heme.

Kết quả hình ảnh cho ferrochelatase

Source: https://library.med.utah.edu/NetBiochem/hi37.htm

   Chốt lại, bệnh nhi này được nghi ngờ thiếu hụt uroporphyrinogen decarboxylase, một enzyme có mặt trong giai đoạn II, chịu trách nhiệm chuyển hóa uroporphyrinogen III (hoặc I) thành coproprphyrinogen III (hoặc I). Sự thiếu hụt này khiến chuyển hóa tạo sản phẩm uroporphyrin chiếm ưu thế, chất này thải qua nước tiểu làm nước tiểu có màu trà. Ngoài ra, hợp chất này còn hấp thu ánh sángsinh nhiệt, khiến bệnh nhân trở nên nhạy cảm với ánh sáng (photosentivity).

 

Phân tích các phương án khác:

   + Đáp án A: Thiếu hụt coproporphyrinogen oxidase sẽ gây bệnh coproporphyria di truyền (hereditary coproporphyria). Đây là một bệnh di truyền trội (autosomal dominant). Coproporphyrinogen III không được chuyển hóa thành protoporphyrinogen IX (giai đoạn 2), tích tụ trong cơ thể khiến bệnh nhân cũng có khả năng bị thương tổn da và thần kinh tạng trong một số trường hợp cấp tính. Xét nghiệm có coproporphyrinogen niệu (+).

Kết quả hình ảnh cho hereditary coproporphyria symptom

Source: https://www.youtube.com/watch?v=AWGRCIq_tX4

   + Đáp án B: Thiếu hụt porphobilinogen deaminase sẽ ngăn quá trình chuyển hóa porphobilinogen thành pre-uroporphyrinogen (giai đoạn 2). Điều nay gây tích tụ porphobilinogen và ALA trong nước tiểu. Rối loạn này còn được gọi là porphyria cấp từng đợt (acute intermittent porphyria). Bệnh nhân không bị nhạy cảm ánh sáng nhưng có thể bị đau bụng, viêm đa dây thần kinh (polyneuropathy)rối loạn tâm lý (psychological disturbances). Cận lâm sàng có thể phát hiện nước tiểu hồng.

   + Đáp án D: Ức chế ferrochelastase và ALA dehydrase lần lượt dẫn đến tích tụ corproporpyrin và ALA trong nước tiểu.

 

Tổng hợp một số khiếm khuyết enzyme trong sinh tổng hợp heme và các bệnh lý liên quan. Lưu ý AR là autosomal recessive (di truyền lặn), AD là autosomal dominant (di truyền trội).

 

Kết quả hình ảnh cho porphyria metabolism

Source: https://www.slideshare.net/drmustansar/hemoglobin-synthesis

 

*BẠN CÓ BIẾT?

1/ PCT còn được gọi với tên dân gian là bệnh “ma cà rồng”.

Kết quả hình ảnh cho digoxin porphyria

Source: https://www.youtube.com/watch?v=1aEGB9yFFsc

2/ Digoxin (có trong chất độc màu da cam) là một trong những nguyên nhân gây PTC nhờ tác dụng vừa ức chế porphobilinogen deaminase và hoạt hóa Cytochrome P4501A2.

Kết quả hình ảnh cho non-ahr gene susceptibility porphyria

Source: http://molpharm.aspetjournals.org/content/61/3/674/tab-figures-data

3/ Trong case này, bà mẹ nghi ngờ con mắc bạch tạng (albinism). Đây là rối loạn di truyền lặn liên quan đến sự thiếu hụt hắc tố (melanin), khiến người bệnh có da, tóc nhạt màu/ không màu trên một phần cơ thể/ toàn bộ cơ thể. Hầu hết bệnh nhân cũng nhạy cảm với ánh sáng (giống PCT) nhưng không phát hiện uroporphyrin trong nước tiểu.

Source: https://step1.medbullets.com/dermatology/112093/albinism

Đột biến gen có thể làm thiếu hụt enzyme tyrosinase chịu trách nhiệm xúc tác chuyển hóa DOPA thành melanin.

Kết quả hình ảnh cho albinism mechanism

Source: https://step1.medbullets.com/dermatology/112093/albinism

4/ Thiếu hụt enzyme ferrochelastaseALA dehydrase thường gặp trong ngộ độc chì.

Kết quả hình ảnh cho lead ferrochelatase

Source: https://www.slideserve.com/joy-bray/sideroblastic-anemias

   Ngộ độc chì có thể ảnh hưởng hầu hết bộ phận cơ thể, bao gồm tổn thương não bộ, đau nhức khớp, thiếu máu ở trẻ em, …

Kết quả hình ảnh cho lead poisoning symptom

Source: https://mooreonhealth.com/2016/05/30/the-adverse-health-effects-of-lead-poisoning/

Nguồn tham khảo chính: First Aid Q&A for the USMLE Step 1.

Case sinh hóa 2: Chuyển hóa bilirubin (1)

HỒ SƠ BỆNH NHÂN: nữ 42 tuổi.

1/ Lý do vào viện: ngứa toàn thân.

2/ Tiền sử: không ghi nhận.

3/ Thăm khám:

+ Vàng củng mạc mắt.

4/ Cận lâm sàng:

+ Bilirubin toàn phần: 2,7 mg/dL (<1 mg/dL).

+ Bilirubin liên hợp: 2,4 mg/dL (<0,2 mg/dL).

+ ALP: 253 U/L (30-120 U/L).

+ AST: 36 U/L (20-40 U/L).

+ ALT: 40 U/L (20-40 U/L).

 

Cơ chế nhiều khả năng gây nên tình trang của bệnh nhân?

A. Khiếm khuyết men UDP- glucuronyl transferase.

B. Tán huyết ngoại mạch.

C. Tán huyết nội mạch.

D. Tắc mật trong và ngoài gan.

 

Giải

Đáp án D.

ALP (Alkaline phosphatase) là một hydrolase enzyme hoạt động tốt nhất trong môi trường kiềm (pH=9), có nhiều nhất ở gan, sau đó tới xương. Đây là enzyme có chức năng khử phospho của một số hợp chất như nucleotide, protein hay alkaloid.  ALP sau đó được đào thải qua đường mật.

Ví dụ về chức năng của ALP:

Kết quả hình ảnh cho Alkaline phosphatase

Source: http://www.jisponline.com/article.asp?issn=0972-124X;year=2012;volume=16;issue=4;spage=513;epage=518;aulast=Sanikop

   Chỉ số ALP tăng cao thường gặp trong trong bệnh gan, các nguyên nhân làm tăng hoạt động của xương, tắc ống dẫn mật hay ung thư.

Dấu hiệu lâm sàng không gợi ý bệnh lý về xương. Tình trạng vàng củng mạc mắt khiến ta nghi ngờ bất thường trong gan hay ống mật. Các chỉ số men gan đều trong giới hạn bình thường nên ta nghĩ đến nguyên nhân tắc ống mật.

Phân tích các chỉ số billirubin:

Trước hết, nhắc lại về con đường thoái giáng hemoglobin:

Hồng cầu có đời sống khoảng 120 ngày. Khi hồng cầu chết, đại thực bào sẽ mang chúng đến hệ võng nội mô (reticuloendothelial system), bao gồm tủy xương, lách, gan, … Tại đây, Hb sẽ được thoái hóa thành Heme, Globin và Fe2+. Globin sẽ được chuyển hóa thành các amino acid, Fe2+ được tái sử dụng còn Heme được thoái hóa thành protoporphyrin. Sau đó protoporphyrin được oxy hóa bởi enzyme heme oxygenase của hệ võng nội mô để tạo biliverdin màu xanh. Biliverdin tiếp tục bị khử bởi enzyme biliverdin reductase tạo thành bilirubin tự do, có độc tính, tan trong dầu (hay còn gọi là bilirubin gián tiếp do cho phản ứng nhận biết Diazo chậm). Quá trình thoái hóa này diễn ra chủ yếu ở lách.

bili 1

Source: Osmosis

   Loại bilirubin này tan trong dầu nên nó cần một chất mang để di chuyển trong máu. Chất này chính là một loại albumin có tên là haptoglobin.  Ở màng tế bào gan, phức hợp bilirubin- haptoglobin được thụ thể nhận biết và vận chuyển tích cực qua màng vào trong tế bào.

bili 2

Source: Osmosis

   Tại gan, enzyme UDP- glucuronyl transferase (UGT) xúc tác gắn một hoặc hai gốc acid glucuronic vào gốc propionate của bilirubin tự do để tạo bilirubin liên hợp. Dạng bilirubin này không độc, tan trong nước, cho phản ứng Diazo nhanh nên còn được gọi là bilirubin trực tiếp. Bilirubin liên hợp sau khi được tạo thành sẽ được gan bài tiết vào các ống dẫn mật trong gan và theo mật xuống ruột non.

bili 3

Source: Osmosis

Chứng vàng da (jaundice) được thấy rõ trên lâm sàng khi có bilirubin toàn phần từ 2,5 mg/dL trở lên. Vàng da bao gồm xuất hiện vàng ở làn da (skin) và củng mạc mắt (sclera). Bệnh nhân có triệu chứng vàng củng mạc mắt, xét nghiệm có bilirubin toàn phần và bilirubin liên hợp đều cao hơn mức bình thường (trong đó bilirubin toàn phần là 2,7 mg/dL, dẫn đến xuất hiện vàng da trên lâm sàng). Tuy nhiên, bilirubin tự do (2,7-2,4=0,3 mg/dL) lại trong giới hạn bình thường.

Biện luận 3 nhóm nguyên nhân gây vàng da tương ứng với các bất thường ở chỉ số sinh hóa:

1/ Vàng da trước gan thường do một số nguyên nhân sau:

  • Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Tán huyết nội mạch: tai biến truyền máu, thuốc, nhiễm trùng, …
  • Tán huyết ngoại mạch: hồng cầu bị ăn do hệ võng nội mô.

Kết quả hình ảnh cho extravascular hemolysis

Source: http://epomedicine.com/medical-students/hemolytic-anemia-quick-review/

Điểm chung của nhóm nguyên nhân này là sự vỡ hồng cầu ồ ạt làm quá tải khả năng liên hợp bilirubin tại gan.

=> Tăng mạnh bilirubin tự do trong máu, urobilinogen trong nước tiểu và stercobilinogen trong phân.

2/ Vàng da tại gan thường do 2 nguyên nhân chính:

  • Bệnh di truyền: Crigler- Najar và Gilbert (đều liên quan đến khiếm khuyết enzyme UDP- glucuronyl transferase).

=> Bilirubin tự do tăng cao.

  • Bệnh mắc phải: thường là viêm gan. Các tổn thương tại gan có thể vừa giảm khả năng liên hợp bilirubin vừa giảm khả năng tái tạo bilirubin từ urobilinogen. Ngoài ra, nếu nhu mô gan bị phù nề thì vi quản mật có thể bị chèn ép, gây tắc mật dẫn đến bilirubin liên hợp không thể xuống mật và ruột.

=> Bilirubin tự do tăng, urobilinogen nước tiểu tăng, bilirubin liên hợp có thể tăng.

3/ Vàng da sau gan thường do tắc mật.

=> Bilirubin liên hợp tăng, phân nhạt màu.

Đối chiếu cận lâm sàng của bệnh nhân cũng như biện luận chỉ số ALP và men gan ở trên, chẩn đoán bệnh nhân bị vàng da tắc mật (obstructive jaundice). Chọn C.

 

*BẠN CÓ BIẾT?

1/ Hệ thống elastin ở củng mạc mắt có ái lực cao với bilirubin nên thường vàng củng mạc mắt sẽ được phát hiện trước vàng ở da.

2/ Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân là men UDP- glucuronyl transferase ở trẻ chưa phát triển đầy đủ, tương tự là các thụ thể hay protein vận chuyển ở màng tế bào gan. Điều này làm giảm quá trình liên hợp bilirubin tự do, kết hợp với việc đại thực bào ăn các hồng cầu bào thai gây tăng bilirubin tự do trong máu dẫn đến vàng da.

3/ Bilirubin tự do tăng quá cao ở trẻ có thể gây vàng da nhân não (kerniterus)- một bệnh vô cùng nghiêm trọng. Loại bilirubin này độc, lại tan trong dầu nên có thể gây hại đến mô não, theo từng mức độ có thể gây tử vong hay để lại những di chứng thần kinh nặng nề. Triệu chứng thường gặp là khó thở, giảm trương lực cơ, bỏ bú, rối loạn ý thức, co giật. Điều trị phổ biến hiện nay là dùng liệu pháp quang học (phototherapy). Cơ chế là dùng ánh sáng làm biến đổi cấu trúc bilirubin tự do thành dạng đồng phân quang học ít độc và tan được trong nước, qua đó có thể đào thải dễ dàng hơn.

 

Nguồn tham khảo chính: First Aid Q&A for the USMLE Step 1.

 

Case sinh hóa 1: Chuyển hóa amino acid

HỒ SƠ BỆNH NHÂN: nam 35 tuổi.

1/ Lý do vào viện: đau khớp ở cả 2 chân, đau lưng.

2/ Tiền sử:

+ Cơn đau đã kéo dài nhiều tháng.

+ Từng dùng aspirin để giảm đau và có hiệu quả.

3/ Thăm khám:

+ Sụn tai có màu đen.

+ Cử động khó khăn vì đau.

+ Khớp gối bệnh nhân hơi sưng nhưng không nóng hay quá nhạy cảm khi thăm khám.

4/ Cận lâm sàng:

+ Nước tiểu đen.

 

Sự thiếu hụt enzyme nào là nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng của bệnh nhân?

A. alpha- Ketoacid dehydrogenase.

B. Galactokinase.

C. Homogentisic acid oxidase.

D. Oroate phosphoribosul transferase.

E. Phenylalanine hydroxylase.

 

Giải

   Đáp án C. Triệu chứng lâm sàng gợi ý bệnh nhân mắc alkaptonuria (sụn đen, đau khớp và quan trọng nhất là nước tiểu đen).

Trước hết, ta nhắc lại con đường chuyển hóa phenylalanine:

Kết quả hình ảnh cho phenylalanine pathway

Source: https://www.slideshare.net/YESANNA/phenylalanine-metabolism

   Phenylalanine là một trong 10 amino acid cần thiết ở người (essential amino acid), tức cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn. Tại gan, phenylalanine sẽ được phân giải thành tyrosine nhờ phản ứng hydroxyl hóa thông qua enzyme phenylalanine hydroxylase với cofactor là tetrahydrobiopterin:

Kết quả hình ảnh cho phenylalanine tyrosine

Source: https://questioning-answers.blogspot.com/2014/04/phenylalanine-and-schizophrenia-new.html

   Tyrosine sau đó tiếp tục được chuyển hóa thành các chất khác (như hình trên), trong đó có homogentisate (còn được gọi là alkapton) và cuối cùng là acetyl acetatefumarate. Acetyl acetate sau đó tiếp tục hình thành thể ceton còn fumarate tham gia tạo glucose để tạo năng lượng cho tế bào.

   Enzyme homegentisate 1,2-dioxygenase (HGD) là enzyme cần thiết để chuyển hóa homogentisate thành maleylacetoacetate. Khiếm khuyết ở NST số 3 có thể gây thiếu hụt enzyme này, dẫn đến homogentisate tích tụ trong các mô liên kết, đặc biệt ở các khớp và sụn, gây đau khớp, sụn đen. Qua thời gian, thường là đến tuổi trưởng thành, các mô bị ảnh hưởng sẽ có màu xanh đen. Không những thế, tích tụ alkapton trong khớp có thể gây viêm khớp xương (osteoarthritis). Alkapton thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu và làm nước tiểu bị đen. Alkaptonuria là một bệnh di truyền lặn.

Một số dấu hiệu, triệu chứng tiêu biểu của bệnh có thể kể đến như đen sụn (ochronosis), viêm gân (tendinitis), sỏi thận/ tiền liệt (kidney and prostate stones), gù lưngnước tiểu đen.

Kết quả hình ảnh cho alkaptonuria

Source: https://www.medindia.net/patientinfo/alkaptonuria.htm

 

Phân tích các phương án còn lại:

   + Đáp án A: Thiếu hụt alpha- Ketoacid dehydrogenase gây nên bệnh Siro niệu (maple syrup urine disease). Đây cũng là một bệnh di truyền lặn, tác động đến chuyển hóa các amino acid mạch nhánh (branched- chain amino acid) (leucine, isoleucine và valine) khiến nước tiểu bệnh nhân có mùi vị như siro. Bệnh không có dấu hiệu nước tiểu đen cũng như viêm khớp ở bệnh nhân trung niên.

Lấy ví dụ về chuyển hóa leucine:

Kết quả hình ảnh cho leucine metabolism

Source: https://ipfs.io/ipfs/QmXoypizjW3WknFiJnKLwHCnL72vedxjQkDDP1mXWo6uco/wiki/Leucine.html

   Bệnh lý xảy ra khi có thiếu hụt enzyme branched- chain alpha- Ketoacid Dehydrogenase (có ở màng trong ti thể). Thiếu hụt enzyme này làm cơ thể tích trữ cả amino acid mạch nhánh (leucine) và keto acid (alpha- Ketoisocaproate). Keto acid này là nguyên nhân chính gây ra mùi vị giống siro ở nước tiểu bệnh nhân.

Chẩn đoán siro niệu thường dùng thuốc thử 2,4- dinitrophenylhydrazine. Hợp chất này tạo tủa với keto acid trong nước tiểu bệnh nhân giúp đánh giá liệu bệnh nhân có hay không mắc bệnh này.

Kết quả hình ảnh cho 2 4 dinitrophenylhydrazine maple syrup

Source: https://slideplayer.com/slide/4651310/

   + Đáp án B: Thiếu hụt galactokinase gây nên galactosemia (galactose huyết) và galactosuria (galactose niệu). Đây là các bệnh di truyền lặn trên NST thường liên quan đến mất khả năng sử dụng đường galactose dẫn đến có galactose xuất hiện trong nước tiểu. Dấu hiệu của bệnh tương đối lành tính, tuy nhiên ở trẻ em có thể xuất hiện đục thủy tinh thể do tích tụ galactitol, một sản phẩm chuyển hóa của galactose khi không có enzyme galactokinase. Ngoài ra, tổn thương thần kinh, vàng da hay gan to cũng là những bất thường xảy ra do bệnh lý này.

Kết quả hình ảnh cho galactosemia

Source: https://ufhealth.org/galactosemia

   Cần phân biệt rõ bệnh này với bất dung nạp lactose (lactose intolerace). Trước hết, xem lại con đường chuyển hóa lactose:

Kết quả hình ảnh cho lactose metabolism

Source:http://watcut.uwaterloo.ca/webnotes/Metabolism/OtherSugars.html

   Lactose vào cơ thể qua đường miệng (sữa, kem, phô mai, …) sẽ được enzyme lactase phân giải thành galactose và glucose. Sau đó glucose sẽ được chuyển thành glucose 6- phosphate đi vào đường phân, galactose được chuyển thành galactose 1- phosphate, glucose 1- phosphate và glucose 6- phosphate cũng đi vào đường phân.

Bất dung nạp lactose xảy ra khi bệnh nhân khiếm khuyết enzyme lactase nên không thể phân giải lactose. Lượng lactose này sẽ chuyển xuống ruột già, nơi nó được vi khuẩn đường ruột sử dụng vào quá trình lên men lactic (tương tự quá trình từ sữa thành sữa chua).

Kết quả hình ảnh cho lactic acid fermentation lactose

Source: https://www.slideshare.net/allisonmiller1986/fermentation-ppt-47432399

   Điều nay gây triệu chứng khó tiêu, đầy hơitiêu chảy.

Kết quả hình ảnh cho lactose digest

Source: https://www.nationwidepharmacies.co.uk/nwp-news/lactose-intolerance/

   Trong khi đó, galactose huyết lại trầm trọng hơn. Bệnh nhân có thể phân giải lactose thành galactose và glucose nhưng sự thiếu hụt enzyme làm chuyển hóa galactose phải dừng lại. Galactose tích tụ trong máu và được enzyme aldose reductase phân giải thành alcol có tên galactitol:

Kết quả hình ảnh cho galactose galactitol

Source: https://www.slideshare.net/DJ4SDM/class-9-galactose-metabolism-70414750

   Sự tích tụ galactose cũng như galactitol là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể, gan to, chậm phát triển trí tuệ ở bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em.

   + Đáp án D: Thiếu hụt enzyme orotate phosphoribosyltransferase có thể gây một rối loạn di truyền lặn vô cùng hiếm gặp có tên “acid orotic niệu” (hereditary orotic aciduria)..

Chuyển hóa pyrimidine trải qua các quá trình sau:

Kết quả hình ảnh cho pyrimidine orotic

Source: http://www.gout-aware.com/formation-of-orotic-acid.html

Kết quả hình ảnh cho pyrimidine orotic

Source: https://www.slideshare.net/drashokkumarj/purine-pyrimidine-metabolism-and-disorder

   Ở hình 2, nếu orotate phosphoribosyl transferase bị khiếm khuyết, orotic acid sẽ ứ đọng trong cơ thể (thiếu hụt enzyme orotidylic acid decarboxylase cũng gây hậu quả tương tự). Triệu chứng có thể có chậm phát triển, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồxuất hiện tinh thể urat trong nước tiểu.

Điều trị bao gồm cystidineuridine để bỏ qua bước chuyển hóa pyrimidine này cũng như tạo vòng feedback âm tính đối với sự sản sinh orotic acid.

   + Đáp án E: Thiếu hụt phenylalanine hydroxylase gây rối loạn di truyền lặn phenylketonuria. Phenylalanine hydroxylase là enzyme chuyển hóa phenylalanine thành tyrosine (xem lại hình đầu tiên trong bài). Tyrosine rất cần thiết để tổng hợp một số chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine, epinephrine và dopamine. Rối loạn này gây tích tụ phenylalanine và thiếu hụt tyrosine, kéo theo giảm sút trí tuệ và có sự xuất hiện của phenylketone trong nước tiểu (nước tiểu không hóa đen như alkaptonuria).

Kết quả hình ảnh cho phenylketonuria

Source: https://medical-dictionary.thefreedictionary.com/phenylketonuria

 

Nguồn tham khảo chính: First Aid Q&A for the USMLE Step 1.

 

Ngộ độc lân hữu cơ

[Tham khảo:

+ https://tiengsonghuong.wordpress.com/2016/09/07/cap-cuu-ngo-doc-so-31-bs-nguyen-van-thinh/

+ https://tiengsonghuong.wordpress.com/2010/08/18/c%E1%BA%A5p-c%E1%BB%A9u-ng%E1%BB%99-d%E1%BB%99c-s%E1%BB%91-13-082010/

+ Emergency Medicine Pretest]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Sau khi bị đuổi việc, một người đàn ông 35 tuổi toan tự tử bằng cách uống một chai thuốc mang nhãn hiệu thuốc trừ sâu. 3 giờ sau, EMS mang bệnh nhân đến khoa cấp cứu và anh ghi nhận rằng bệnh nhân vã mồ hôi rất nhiều, tăng tiết nước bọt, và mửa. Bệnh nhân lú lẫn.

Những dấu hiệu sinh tồn:

+ HA 170/90 mmHg.

+ Tần số tim 100 /phút.

+ Tần số hô hấp 22 hơi thở mỗi phút.

+ Nhiệt độ 37 độ C.

+ Độ bão hòa oxy (SaO2) 95% ở khí phòng.

Khám vật lý:

+ Những đồng tử đầu đinh ghim (pinpoint pupils).

+ Những ran nổ khi khám phổi.
Điều trị nào đảo ngược ngộ độc của bệnh nhân này ?
a. Naloxone
b. NAC (N- acetylcysteine)
c. Atropine và pralidoxime (2-PAM)
d. Flumazenil
e. Physostigmne

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu trả lời đúng là c

Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, chủ yếu gồm những hợp chất lân hữu cơ (organophosphate compounds) (thí dụ Malathion). Những hợp chất này ức chế không hồi phục acetylcholinesterase, men chịu trách nhiệm sư phân hủy acetylcholine. Bệnh nhân bị một “cholinergic crisis” (cường cholinergic). Sự kích thích quá mức các thụ thể muscarinic và nicotinic dẫn đến những triệu chứng, thường được nhớ nhờ những chữ viết tắc : SLUDGE : salivation (chảy nước dãi), lacrimation (chảy nước mắt), urination (tiểu tiện), defecation (đại tiện), gastrointestrinal upset (rối loạn tiêu hóa) và emesis (mửa) hay DUMBELS : defecation, urination, miosis (hẹp đồng tử), bronchospasm (co thắt phế quản)/ bronchorrhea (tăng tiết phế quản), emesis, lacrimation, salivation.

Kết quả hình ảnh cho SLUDGE cholinergic crisis
Điều trị ngộ độc lân hữu cơ (organophosphate toxicity) là atropinepralidoxime (2-PAM).
Atropine là một anticholinergic, do đó nó ức chế cạnh tranh acetylcholine thặng dư, đặc biệt trên thụ thể muscarinic.

Kết quả hình ảnh cho atropin anticholinergic

Source: http://ycantho.com/qa/archive/index.php/t-1666.html

Kết quả hình ảnh cho atropin anticholinergic

Source: https://cvpharmacology.com/antiarrhy/atropine

Pralidoxime có tác dụng tái sinh acetylcholinesterase, do đó cũng hạn chế lượng acetylcholine sẵn có ở các khớp thần kinh (neuronal synapses). Ta sẽ tìm hiểu cụ thể về cơ chế này:

Trước hết, làm thế nào để acetylcholinesterase có thể phân giải acetylcholine (ACh) thành acetate và choline?

ACh sẽ gắn vào 2 vùng trên enzyme acetycholinesterase, bao gồm liên kết với vùng anion (anionic site) nhờ lực hút tĩnh điện với cation N+ và liên kết với nhóm OH trên phân tử serine ở vùng ester (esteric site). Sau đó, phân tử ACh sẽ bị thủy phân ngay tại vị trí ester này: phần gắn với vị trí anion sẽ được tách thành choline, trong khi phần gắn với vị trí ester sẽ phản ứng nhanh với nước tạo thành acid acetic.

Source: https://www.atsdr.cdc.gov/csem/csem.asp?csem=11&po=23

Khi xuất hiện chất ức chế enzyme này (trong case này là lân hữu cơ) thì nó sẽ gắn vào nhóm OH trên serine để làm mất sự tương tác của enzyme và ACh (trong hình minh họa là một chất thần kinh, cơ chế tương tự).

Source: https://www.atsdr.cdc.gov/csem/csem.asp?csem=11&po=23

   Sự xuất hiện của Pralidoxime (2- PAM) sẽ tạo liên kết với chất ức chế, qua đó giải phóng vị trí gắn ACh trên enzyme.

Source: https://www.atsdr.cdc.gov/csem/csem.asp?csem=11&po=23

   Đó là cách Pralidoxime tái sinh acetylcholine.

Phân tích các lựa chọn khác.

(a) Naloxone được sử dụng để đảo ngược ngộ độc nhóm thuốc giảm đau opioid thông qua đối kháng cạnh tranh cân bằng.

Kết quả hình ảnh cho naloxone heroin

Source: harmreduction.org

   (b) NAC được sử dụng trong ngộ độc acetaminophen (paracetamol).

Trước hết, ta cần hiểu sự chuyển hóa của acetaminophen. Acetaminophen sẽ được chuyển hóa thành NAPQI (N-Acetyl-p-benzoquinone imine) và đây là một chất độc. Tuy nhiên, glutathion có trong gan khi liên hợp với NAPQI thì sẽ khử độc tính của chất này. Khi acetaminophen tích tụ quá nhiều, lượng glutathion trong gan sẽ không đủ, acetaminophen sẽ gắn vào các tế bào gan dẫn đến chết tế bào. NAC sẽ đóng vai trò làm nguồn glutathion dự trữ (vì cysteine cũng là 1 thành phần tham gia tạo glutathion) và có thể gắn trực tiếp với NAPQI để khử độc.

Kết quả hình ảnh cho acetylcysteine acetaminophen

Nguồn: https://synapse.koreamed.org/DOIx.php?id=10.5124/jkma.2013.56.12.1067&vmode=PUBREADER

   (d) Flumazenil đảo ngược ngộ độc benzodiazepines (diazepam) nhờ vào đối kháng cạnh tranh trên thụ thể GABA.

Kết quả hình ảnh cho flumazenil benzodiazepine antagonistSource: https://slideplayer.com/slide/5732890/

   (e) Physostigmine là một chất ức chế hồi phục của cholinesterase. Tác dụng của nó là gia tăng acetylcholine ở những chỗ nối tiền và hậu khớp thần kinh. Điều này sẽ làm nặng tình trạng của bệnh nhân và làm tăng thêm hội chứng cholinergic. Thuốc này có amin bậc 3 nên dễ hấp thụ và thấm được cả vào thần kinh trung ương.

Kết quả hình ảnh cho cholinergic action

Source: http://n-pharmacology.blogspot.com/2013/06/chapter-4-cholinergic-agonists-overview.html

   Về mặt điều trị, thuốc này thường được dùng cho ngộ độc anticholinergic (ngộ độc xảy ra khi thụ thể acetylcholine phân bố rộng khắp cơ thể).

Kết quả hình ảnh cho physostigmin acetylcholine

Source: https://www.slideshare.net/ananthatiger/pharmacology-cholinergic-agonist

 

*BẠN CÓ BIẾT?

1/ Ở trên mình có đề cập đến 2 dạng ức chế enzyme cholinesterase: hồi phục (như physotigmine) và không hồi phục (như lân hữu cơ). Vậy 2 dạng này khác nhau thế nào?

+ Ức chế hồi phục: Chất đối vận có thể gắn vào ít nhất một trong 2 vị trí trên enzyme (vùng anion hay vùng ester). Tác dụng không bền, enzyme được hoạt hóa trở lại sau khi  bị thủy phân.

+ Ức chế không hồi phục: Các chất này kết hợp với cholinesterase chỉ ở vị trí gắn este. Enzym bị phosphoryl hóa rất vững bền, khó được thuỷ phân để hồi phục trở lại, đòi hỏi cơ thể phải tổng hợp lại cholinesterase mới. Vì vậy làm tích luỹ nhiều acetylcholin ở toàn bộ hệ cholinergic từ vài ngày tới hàng tháng.

2/ Ngoài đồng vận (agonist) hay đối vận (antagonist), tác động của thuốc còn có thể là trực tiếp (trên thụ thể) hay gián tiếp (trên men hay con đường vận chuyển chất) . Ví dụ physotigmine là thuốc đồng vận gián tiếp hệ cholinergic (tác động trên men acetylcholinesterase).

3/ Nhận xét lại các triệu chứng của case:

Người đàn ông này đã có một số dấu hiệu nhiễm độc cholinergic cấp (được in đậm):

Kích thích hệ Muscarinic: co đồng tử (đồng tử đầu đinh ghim), tăng tiết nước bọt và mửa, vã mồ hôi, co khí quản, dịch khí quản (ran nổ khi nghe phổi), tim đập chậm, hạ huyết áp.

+ Kích thích hệ Nicotinic: mệt mỏi, giật cơ, cứng cơ, liệt hô hấp (nguy hiểm nhất), tim đập nhanh, tăng huyết áp.

+ Kích thích thần kinh trung ương: lú lẫn, mất phản xạ, co giật, loạn vận ngôn (dysarthria), nhịp thở Cheyne-Stokes, hạ huyết áp do ức chế trung tâm hành tủy, liệt hô hấp.

Kết quả hình ảnh cho muscarinic nicotinic organophosphate

   Trên lâm sàng, triệu chứng tăng huyết áp thường trội hơn hạ huyết áp, co đồng tử trội hơn giãn đồng tử (đúng với case này).

Nguyên nhân dẫn tới tử vong là do suy hô hấp và tim mạch do cả 3 cơ chế kích thích hệ M, N và trung ương.

4/ Ngộ độc thuốc trừ sâu không đơn giản chỉ là ngộ độc lân hữu cơ (organophosphates) mà còn có thể là ngộ độc carbamate. Đa số thuốc trừ sâu hiện tại là loại cholinergic, cả organophosphates cũng như carbamate đều ức chế men acetylcholinesterase. Tuy nhiên, 2 lớp thuốc trừ sâu này hơi khác nhau về cơ chế ức chế cũng như đường gây độc:

   a/ Cơ chế ức chế:

+ Organophosphates có thể liên kết một cách không đảo ngược với AchE, làm bất hoạt thường trực enzyme. Những tác dụng độc cấp tính kéo dài cho đến khi nhiều AchE hơn được tổng hợp, có thể hơn một tuần. 24-48 giờ là khoảng thời gian từ lúc tiếp xúc đến lúc sự liên kết giữa organophosphates và AchE không thể đảo ngược được, đây cũng chính là thời gian cửa sổ cho liệu pháp thuốc giải độc.

+ Sự nối kết của carbamate có thể đảo ngược được, vì vậy độc tính chỉ kéo dài cho đến khi độc chất bị thoái biến, thường trong 6-8 giờ. Carbamates khó đi vào hệ thần kinh trung ương và có ít hoặc không có độc tính hệ thần kinh trung ương. Do vậy, ngộ độc organophosphates thường nặng hơn ngộ độc carbamate.

   Trên lâm sàng, ngộ độc organophosphates có thể đi kèm với mùi tỏi, còn ngộ độc carbamate được nghĩ tới khi không thấy dấu hiệu ngộ độc ở thần kinh trung ương.

   b/ Đường ngộ độc:

+ Organophosphates tan tốt trong mỡ và được hấp thụ tốt qua nhiều đường. Ngộ độc thường xảy ra qua da hoặc đường hô hấp (tiếp xúc nghề nghiệp) hay đường uống (trẻ em).

+ Carbamate không được hấp thụ tốt nên ngộ độc thường xảy ra qua đường hô hấp hoặc đường miệng.

 

 

Case sinh lý 2: Thần kinh và cơ

HỒ SƠ BỆNH NHÂN: nữ 54 tuổi.

1/ Lý do vào viện: tiếp tục liệu pháp điều trị ung thư, ngứa ran ở tay chân, gài khuy áo khó khăn.

2/ Bệnh sử:

+Điều trị ung thư 2 tháng trước. Đơn thuốc: Paclitaxel 150 mg/m2, Gemcitabine 800 mg/m2, Cisplatin 75 mg/m2. Điều trị 6 chu kì, 3 lần/ tuần. Rụng tóc sau đợt hóa trị.

+2 ngày sau lần điều trị gần nhất thì phát hiện triệu chứng.

3/ Tiền căn: Đái tháo đường type 2 được chẩn đoán 19 năm trước (đã được kiểm soát bởi insulin tác dụng kéo dài).

4/ Một số thông tin khác: ăn vẫn ngon miệng, sự buồn nôn được kiểm soát.

5/ Thăm khám sơ bộ:

+Một số dấu hiệu sinh tồn (vital signs):

*Thân nhiệt: 37 độ C.

*Nhịp thở: 18 lần/ phút.

*Mạch: 75 lần/ phút.

*Huyết áp: 128/84 mmHg.

*BMI: 34.

+Một số kiểm tra sơ bộ:

*Ngứa ran ở tay.

*Mất phản xạ gân xương bánh chè.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

I. CHẨN ĐOÁN:

Tổn thương thần kinh ngoại vi do Taxol (Taxol-induced peripheral neuropathy).

II. GIẢI THÍCH:

Nhắc lại quá trình truyền xung thần kinh:

Image result for neuromuscular transmission

Source: https://www.slideshare.net/DrPracheeSachan/neuromuscular-junction-and-its-physiology

Các túi, chất dẫn truyền thần kinh cũng như các enzyme cần thiết được tổng hợp trong thanh neuron (cell body). Các túi này (một số túi đã chứa các chất dẫn truyền thần kinh) sau đó di chuyển trong các vi ống (microtubule) của sợi trục (axon) đến đầu tận cùng thùy trước synapse. Một khi đến đầu tận cùng sợi trục, các túi này được toan hóa và nạp chất dẫn truyền thần kinh (acetylcholine). Khi điện thế hoạt động đến khử cực cúc tận cùng, kênh Ca2+ mở và các ion Ca2+ vào tế bào, dẫn đến sự bài xuất (exocytosis) các chất dẫn truyền thần kinh từ các túi. Các chất này khuếch tán qua khe synapse và gắn với thụ thể ở màng sau, chính sự liên kết này khởi động một đáp ứng tế bào ở màng sau synapse, chẳng hạn gây co cơ nếu đó là synapse thần kinh-cơ.

Như vậy, vi ống cũng có vai trò quan trọng trong con đường dẫn truyền này. Mà ta đã biết, các thuốc điều trị ung thư như Cisplatin hay Paclitaxel ngăn chặn sự phát triển quá mức của các tế bào bằng cách ức chế quá trình phân bào có tơ (cellulr mitosis), mà cụ thể hơn chính là ức chế chức năng của vi ống.

Image result for paclitaxel microtubules

Source: https://mitchison.hms.harvard.edu/mt-pharmacology

Vậy hình dung thử, khi các vi ống không còn thực hiện được chức năng bình thường, điều gì xảy ra?

Điện thế hoạt động ở cơ có 2 loại: điện thế đĩa tận cùng tối thiểu (miniature end plate potential-MEPP) và điện thế đĩa tận cùng (end plate potential-EPP). MEPP xảy ra do sự giải phóng bình thường của các túi chứa, tốc độ 1 túi/ giây bất kể có điện thế hoạt động hay không. Đây là cơ chế quan trọng gây dựng trương lực cơ cũng như sự liên kết giữa các sợi cơ, không có nó, sợi cơ bị teo lại. Giá trị điện thế này rất nhỏ, thường chỉ là -0,4 mV và không đổi do mỗi túi chỉ chứa một lượng acetylcholine nhất định, nhưng ở bệnh nhân này, do “con đường di chuyển” của túi (các vi ống) bị ức chế nên tần suất của MEPP có thể giảm xuống.

Một dòng điện thế bình thường ở neuron vận động alpha có thể kích hoạt bài xuất 125 túi chứa. Số lượng này có thể tạo EPP khử cực khoảng -40mV, đủ khơi mào điện thế hoạt động dẫn truyền tiếp ở màng sau và kết quả là gây co cơ. Ở bệnh nhân này, giá trị EPP giảm do không đủ túi chứa di chuyển được đến cúc tận cùng. Hậu quả là giá trị điện thế khử cực này có thể không đạt đến ngưỡng, điện thế hoạt động không thể tiếp tục được lan truyền dẫn đến cơ không thể co, hay hiện tượng yếu cơ xuất hiện.

Image result for Schwann cellChưa hết, Paclitaxel còn phá hủy các tế bào Schwann. Nhắc lại: xung quanh sợi trục là tế bào Schwann (hình bên, nguồn Pubmed). Màng tế bào Schwann cuộn quanh sợi trục, tạo thành nhiều lớp có chứa myelin. Vậy khi tế bào này bị phá hủy, tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm sút ở cả thần kinh cảm giác lẫn thần kinh vận động, chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là các thần kinh có bao myelin lớn. Dẫn truyền thần kinh cảm giác dễ bị ảnh hưởng hơn, do nó không được bảo vệ bởi hàng rào máu não (Blood-Brain Barrier) nên sẽ phơi nhiễm trực tiếp với Paclitaxel.

III. TỔNG KẾT VỀ CHẨN ĐOÁN:

Các triệu chứng thần kinh ngoại biên phát triển từ từ do một số lượng lớn túi chứa được tái sản xuất và hồi phục sau khi bài xuất chất dẫn truyền. Chỉ một phần nhỏ bị “thất lạc” và cần được thay thế từ các túi được sản xuất trong thanh neuron. Điều này giải thích vì sao khởi phát bệnh ở bệnh nhân này là tận 2 ngày sau liều Paclitaxel đầu tiên.

Các sợi trục truyền tín hiệu cho các nhóm cơ xa trung tâm sẽ có quãng đường di chuyển của các túi chứa dài hơn, do đó sẽ nhạy cảm hơn với sự bất hoạt của vi ống do tác động của nhóm thuốc Taxol.

Bệnh thường tự hết sau 1 tuần. Dùng quá nhiều rượu cũng như đái tháo đường là các yếu tố nguy cơ trong việc phát triển bệnh thành mạn tính.

 

Nguồn tham khảo chính: Problem-Based Physiology, Robert G. Carroll.

 

*BỔ SUNG:

Tổn thương thần kinh ngoại biên: https://www.youtube.com/watch?v=Tt3J0flYZt8

  • Hệ thần kinh ngoại biên (Peripheral Nervous System-PNS) là “cầu nối” giữa da, cơ và các mô với bộ não nhờ sự truyền tín hiệu điện.
  • Có 3 loại thần kinh ngoại biên: thần kinh vận động (điều khiển cử động cơ xương), thần kinh cảm giác (vận chuyển các cảm giác như nóng, chấn động hay đau đến não) và thần kinh tự chủ (điều khiển hoạt động nội tạng hay các tuyến trong cơ thể).
  • Có 2 loại tổn thương liên quan: đơn neuronđa neuron:
  1.          Đơn neuron (mono neuropathy): tiêu biểu là hội chứng ống cổ tay, đặc trưng bởi cảm giác đau, ngứa ran và yếu cơ ở cổ tay.
  2.          Đa neuron (poly neuropathy): thông dụng hơn, thường xuất phát từ vị trí rất xa não bộ, sau đó tiến triển cân xứng 2 bên cơ thể.
  • Nguyên nhân tổn thương đa neuron ngoại biên: tiểu đường, nhiễm trùng, phơi nhiễm với hóa chất độc hại, …
  • Triệu chứng điển hình của tổn thương 3 loại thần kinh ngoại biên:
  1.          Tổn thương thần kinh cảm giác: tê cứng tay và chân, không cảm giác được nóng lạnh. Mất cảm giác đau hoặc đau quá mức khi được kích thích.
  2.         Tổn thương thần kinh vận động: yếu cơ, co giật và đau.
  3.         Tổn thương thần kinh tự chủ: không chịu được nhiệt (intolerance to heat), tức cảm giác quá nóng khi nhiệt độ môi trường tăng, dẫn đến ra mồ hôi rất nhiều. Ngoài ra còn có mất kiểm soát bàng quang, rối loạn tiêu hóa, nhịp thở và nhịp tim bất thường.
  • Tổng quát, cách điều trị cho tổn thương thần kinh ngoại biên bao gồm điều trị các nguyên nhân cốt lõi và phục hồi chức năng.

 

 

 

 

Case sinh lý 1: Thần kinh và cơ

HỒ SƠ BỆNH NHÂN: nam, 42 tuổi.

1/ Lý do vào viện: Gặp khó khăn khi đi bộ và chạy.

2/ Bệnh sử: 

+Chuột rút+ yếu cơ chân phải 4 tháng trước. Không can thiệp, tiến triển tới yếu cơ chân trái.

+Khám định kì lần cuối 3 năm trước. Kết quả bình thường.

3/ Thăm khám sơ bộ: 

+Một số dấu hiệu sinh tồn (vital signs): 

   *Thân nhiệt: 37 độ C.

   *Mạch: 68 lần một phút.

   *Nhịp thở: 14 lần một phút.

   *Huyết áp: 110/60 mmHg.

   *Chỉ số BMI: 25

+Một số kiểm tra sơ bộ:

   *Chân phải: Babinski (+).

   *Chân trái: Babinski (-).

   *Vận động: Gặp khó khăn khi được yêu cầu chạy.

   *Ngôn ngữ: loạn vận ngôn.

   *Phản xạ thần kinh: phản xạ gân xương bánh chè quá mức.

4/ Xét nghiệm cận lâm sàng:

+Sinh thiết cơ (Muscle Biopsy): Bình thường.

+Điện cơ (Electromyography): rung cơ, tăng biên độ điện thế hoạt động, tăng thời gian điện thế hoạt động.

+Nghiên cứu tốc độ dẫn truyền thần kinh (nerve conduction studies): Kết quả ban đầu bình thường, sau đó phát hiện khiếm khuyết ở thần kinh vận động dưới.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

I. CHẨN ĐOÁN:

Hội chứng xơ cứng cột bên teo cơ (Amyotrophic lateral sclerosis-ALS/ Lou Gehrig disease)

II. GIẢI THÍCH:

*Chẩn đoán ALS được xác định sau khi đã loại trừ các nguyên nhân tiềm năng khác. ALS có biểu hiện lâm sàng cũng như thời gian diễn tiến bệnh khá đa dạng. Một phương hướng chẩn đoán là khởi đầu bằng kiểm tra cơ xương khớp cũng như giám sát các chức năng của cơ quan ngoại vi chịu sự tác động của thần kinh trung ương.

*Thủ thuật sinh thiết cơ (muscle biopsy) là lấy ra một mảnh nhỏ của cơ để kiểm tra. Mục đích của thủ thuật này là nhằm giúp chẩn đoán một số bất thường liên quan đến cơ như các bệnh về mạch máu, mô liên kết, teo cơ, rối loạn cơ bắp, nhiễm trùng cơ, … Kết quả sinh thiết cơ bình thường đã loại bỏ các nguyên nhân yếu cơ liên quan đến khiếm khuyết các protein thực hiện chức năng.

Image result for muscle biopsy

 Source: https://www.researchgate.net/figure/Open-incision-muscle-biopsy-sampling-procedure-and-wound-care-a-Incision-of-the-skin_fig2_224991711

*Ghi điện cơ (electromyography-EMG) là một kĩ thuật được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc cơ. Kĩ thuật này nhằm đánh giá tình trạng của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng-neuron vận động. Các neuron này có vai trò vận chuyển các tín hiệu điện khiến cơ co hoặc giãn. EMG chính là sự “phiên dịch” các tín hiệu này thành đồ thị hoặc con số, từ đó hỗ trợ chẩn đoán. Những bất thường trên EMG gợi ý nguyên nhân yếu cơ xuất phát từ bất thường trên cơ hay trên thần kinh.

Kết quả hình ảnh cho neurogen EMG

Source: https://fadavispt.mhmedical.com/content.aspx?bookid=1901&sectionid=137495712

Quay lại ca bệnh này, EMG cho thấy sự rung cơ (fibrilation) cũng như gia tăng biên độ và thời gian điện thế hoạt động. Bảng trên gợi ý bất thường có nguyên nhân từ thần kinh vận động.

*Tiếp tục xem xét bất thường ở phản xạ gân xương bánh chè. Ta có cung phản xạ bình thường sau đây:

Kết quả hình ảnh cho patellar tendon reflex

Source: http://www.apsubiology.org/anatomy/2010/2010_Exam_Reviews/Exam_4_Review/CH_13_Proprioception_and_Types_of_Reflexes.htm

 Phân loại theo chức năng, ta có 3 loại neuron:

1/ Neuron cảm giác (sensory neuron) là neuron hướng tâm (afferent): mang thông tin từ thụ thể thụ cảm khắp cơ thể về não bộ (brain), tủy sống (spinal cord).

2/ Neuron vận động (motor neuron) là neuron ly tâm (efferent): mang thông tin rời tủy sống đến cơ quan tiếp nhận.

3/ Neuron trung gian (interneuron): vận chuyển thông tin giữa các neuron trong cơ thể, nói cách khác, là cây cầu nối giữa neuron cảm giác và neuron vận động.

Ta biết rằng tính riêng neuron vận động, ta có neuron vận động trên (upper motor neuron) và neuron vận động dưới (lower motor neuron).

Kết quả hình ảnh cho upper lower neuron motor

Có thể hình dung nôm na thế này, neuron vận động trên chuyển tín hiệu từ não đến tủy sống (mà cụ thể là tế bào sừng trước-anterior horn cell) và sau đó tín hiệu này tiếp tục được truyền đến cơ thông qua neuron vận động dưới (qua cây cầu nối là interneuron) để ra lệnh cơ co hay duỗi. Neuron chuyển thông tin từ tế bào sừng trước đến phần cơ cụ thể chính là neuron vận động dưới.

Source: https://www.yhoccanban.com/2012/10/duong-di-bo-thap.html

Ở neuron vận động dưới, trong phản xạ gân xương bánh chè, ta đặc biệt chú ý đến neuron alpha và neuron gamma.

Kết quả hình ảnh cho alpha motor neuron

 Source: Clinical Neuroanatomy

Nếu như neuron alpha trực tiếp ra lệnh cho cơ co hay duỗi thì neuron gamma đóng vai trò như một cái điều chỉnh volume, tức sẽ quyết định cơ co ở mức độ nào, duỗi ở mức độ nào. Phản xạ gân xương bánh chè quá mức gợi ý sự bất thường ở neuron gamma, và theo hình sau…

Kết quả hình ảnh cho alpha motor neuron

Source: https://learnmuscles.com/blog/tag/alpha-motor-neuron/

…thì ta có thể nghĩ rằng bất thường có thể đến từ cả neuron vận động trên (UMN).

*Phân tích dấu Babinski (+):

Đáp ứng Babinski là một phản xạ da bàn chân bất thường liên quan đến suy chức năng của các neuron vận động. Đáp ứng Babinski dương tính là khi dùng ngón tay hay cán búa phản xạ vuốt dọc mặt bên lòng bàn chân từ gót vòng đến ngón cái gây ra sự co của cơ duỗi ngón cái dài, từ đó gây duỗi ngón cái.

Source: https://ylamsang.net/dau-hieu-babinski/

Khi chỉ có thần kinh vận động dưới thực hiện chức năng (trẻ em dưới 2 tuổi), ngón cái sẽ thực hiện phản xạ nhờ chỉ đạo từ tủy sống (phản xạ duỗi ngón cái). Sau 2 tuổi, hệ thần kinh trung ương phát triển đầy đủ, neuron vận động trên ức chế động tác này, gây co ngón cái (tức Babinski âm tính). Dấu Babinski (+) chính là dấu hiệu tổn thương bó tháp, cụ thể hơn là suy giảm chức năng neuron vận động trên.

III. TỔNG KẾT VỀ CHẨN ĐOÁN:

ALS là một bệnh chỉ liên quan đến neuron vận động mà không liên quan đến neuron nào khác. Điều này đồng nghĩa bệnh nhân chỉ bị yếu cơ chứ không bị khiếm khuyết các vấn đề như trí thông minh, cảm xúc hay trí nhớ. ALS khởi đầu với tổn thương ở neuron vận động trên, sau đó tiến triển dẫn đến hiện tượng co cứng cơ (spastic/ rigid) do quá trình truyền tin trên neuron vận động trên bị ngừng trệ. Nói nôm na thì neuron vận động trên “chỉ đạo” neuron vận động dưới cho co cơ hoặc ngừng co cơ, vậy nên tổn thương ở neuron này có thể gây ra sự co không ngừng của cơ đích, dẫn đến hiện tượng co cứng cơ. Cuối cùng phản xạ nguyên thủy (của tủy sống) có thể xuất hiện lại, tiêu biểu là dấu Babinski (+).

Cái chết thường đến sau mất chức năng ở thần kinh hoành (phrenic nerve) dẫn đến các biến chứng nặng về hô hấp.

90-97% các ca ALS vẫn chưa rõ nguyên nhân. 3-10% các ca còn lại có một phần nguyên nhân do di truyền. Tựu chung lại thì cơ chế cụ thể của ALS vẫn là một thách thức lớn.

Dựa vào xét nghiệm phòng lab với kết quả nồng độ glutamate (chất dẫn truyền thần kinh kích thích- excitatory amino acid) ở bệnh nhân ALS cao hơn bình thường, có giả thuyết cho rằng chính glutamate cũng đóng vai trò trong tiến trình bệnh.

IV. ĐIỀU TRỊ:

Riluzole (hay Rilutek) là phương thức điều trị duy nhất được chấp nhận cho bệnh ALS. Cơ chế dược lý chưa rõ, về sơ bộ thì Riluzole ức chế kênh Na+ phụ thuộc điện thể ở thùy trước synapse dẫn đến giảm nồng độ glutamate được giải phóng. Bệnh nhân có thể được đề nghị thêm vật lý trị liệu để duy trì khả năng vận động ở một số nhóm cơ.

 

Nguồn tham khảo chính: Problem-Based Physiology, Robert G. Carroll

 

 

*BỔ SUNG:

Nhận biết các triệu chứng của tổn thương neuron vận động trên (UMN) và tổn thương neuron vận động dưới (LMN):

motor neuron lesion

Source: https://www.youtube.com/watch?v=euZ2KQySbs8

  • Các tổn thương ở UMN có thể làm trương lực cơ tăng, cơ co cứng. Trong khi sự tổn thương ở LMN thì gây những hậu quả ngược lại, cơ mềm nhũn, trương lực giảm.
  • Phản ứng gân xương bánh chè ở bệnh nhân tổn thương UMN diễn ra mãnh liệt (như case trên), trong khi hầu như không xuất hiện ở bệnh nhân tổn thương LMN.
  • Tổn thương UMN trong thời gian dài dẫn đến “teo cơ do không sử dụng” (disuse atrophy). Điều này xảy ra do sự co cứng cơ một cách vô ích bắt nguồn từ việc gián đoạn truyền tín hiệu từ tủy sống hoặc từ não, khiến cơ không được sử dụng.  Trong khi đó, tổn thương LMN lại có thể dẫn đến “teo cơ do gián đoạn dẫn truyền thần kinh” (denervation atrophy). Lưu ý rằng hậu quả teo cơ ở tổn thương UMN diễn ra sau một thời gian dài co cứng cơ vô ích, làm giảm thể tích cơ không quá 25-30%, còn teo cơ ở tổn thương LMN diễn ra rất sớm do sự kích thích cơ co gần như không có, giảm thể tích cơ tới khoảng 75-80%. Có thể hình dung trong tổn thương UMN, sự dẫn truyền thần kinh không bị gián đoạn (tổn thương ở não hoặc tủy trước sừng), nhưng ta mất khả năng điều hòa nó, dẫn đến cơ co liên tục, còn trong tổn thương LMN, dẫn truyền thần kinh bị gián đoạn, cơ không nhận được “chỉ đạo” phải co nên mềm nhũn.
  • Tổn thương UMN có xuất hiện dấu Babinski dương tính (bất thường, các ngón hướng lên về phía đầu gối), trong khi tổn thương LMN có xuất hiện dấu Babinski âm tính (bình thường, các ngón cụp xuống về phía lòng bàn chân).

Vitamin tan trong nước

[Tham khảo:

+Hóa Sinh Y Học, ĐHYD TPHCM]

Tên vitamin Tên gọi khác Tính tan Cấu tạo coenzyme Chức năng Bệnh lý khi thiếu hụt
Vitamin C Acid ascorbic Tan trong nước. Coenzyme gắn nhóm OH của proline và lysine trong tổng hợp collagen. +Tổng hợp collagen.

+Tổng hợp carnitin (vận chuyển axit béo vào ti thể để thoái hóa).

+Tổng hợp tyrosine (thành phần tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh).

+Chống oxy hóa.

+Tăng cường hiệu lực vitamin E.

+Kháng histamin tự nhiên.

+Bệnh Scotbus.
Vitamin B1 Thiamine Tan trong nước. Coenzyme khử nhóm carboxyl của acid alpha cetonic  

+Chuyển hóa glucid.

+Tổng hợp acetyl choline

 

+Bệnh Beriberi.
Vitamin B2 Riboflavin Tan trong nước. FMN, FAD +Tham gia phản ứng oxy hóa-khử, trao đổi chất.

 

+Tổn thương góc miệng, môi, lưỡi.

+Viêm da tiết bã nhờn.

Vitamin B3/PP +Acid nicotinic.

+Nicotinamid

Tan trong nước. NAD, NADP +Tham gia phản ứng oxy hóa-khử, trao đổi chất.

 

+Bệnh Pellagra.
Vitamin B5 Acid pantothenic Tan trong nước. Coenzyme A +Chuyển hóa tế bào.

+Tham gia tổng hợp acid béo.

+Tổn thương tiêu hóa: viêm dạ dày, ruột, …
Vitamin B6 +Pyridoxine

+Pyridoxal

+Pyridoxamine

Tan trong nước. +Coenzyme vận chuyển nhóm amin và khử nhóm carboxyl.

+Cofactor của glycogen phosphorylase.

 

+Tham gia chuyển hóa acid amin.

+Tham gia chuyển hóa glucid.

+Ức chế hoạt động hormone steroid.

+Triệu chứng bất thường về tóc, lông, da và niêm mạc.
Vitamin B7 Biotin Tan trong nước. Coenzyme của carboxylase +Tổng hợp acid béo. +Viêm da.
Vitamin B9 Acid folic Tan trong nước. Coenzyme vận chuyển các đoạn gồm 1 carbon. +Tổng hợp nhân purine và thymine trong nitrogen base của DNA.

+Ảnh hưởng sự tạo thành hồng cầu.

+Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Vitamin B12 Cobalamine Tan trong nước. +Coenzyme vận chuyển các đoạn gồm 1 carbon.

+Coenzyme isomerase.

+Kích thích tạo máu.

+Tham gia tổng hợp thymine.

+Thiếu máu ác tính.

+Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

+Thoái hóa tủy sống.

 

+Bệnh Scotbus/ Scurvy (thiếu vitamin C): triệu chứng xảy ra do collagen bị phá hủy. Thường gặp là lỏng chân răng, tổn thương nướu, xuất hiện nốt đỏ trên da,…

Kết quả hình ảnh cho Scorbut disease

Source: http://www.nature.com/articles/ejcn201599

+Bệnh Beriberi (thiếu vitamin B1): bệnh tê phù.

Kết quả hình ảnh cho Beriberi disease

Source: http://drugline.org/medic/term/beriberi/

+Bệnh Pellagra (thiếu vitamin B3): viêm da nhạy cảm ánh sáng.

Kết quả hình ảnh cho Pellagra disease

Source: https://www.healthline.com/health/pellagra

Vitamin tan trong lipid

[Tham khảo:

+Hóa Sinh Y Học, ĐHYD TPHCM]

 

Tên vitamin Tên gọi khác Tính tan Cấu tạo coenzyme Chức năng Bệnh lý khi thiếu hụt
Vitamin A +Retinol

+Beta-carotene (tiền chất)

Tan trong lipid. +Tạo sắc tố võng mạc.

+Điều hòa biểu hiện gen.

+Điều hòa biệt hóa tế bào.

+Chất chống oxy hóa (beta-carotene).

+Quáng gà.

+Khô mắt.

+Sừng hóa da.

Vitamin D Calciferol Tan trong lipid. +Tăng calci máu.

+Tăng hấp thu calci ruột.

+Huy động khoáng xương.

+Còi xương.

+Nhuyễn xương.

+Co thắt mạch máu, huyết áp cao, ứ đọng calci ở mô mềm (chế độ ăn thừa vitamin D).

Vitamin E Tocopherol Tan trong lipid. +Chống oxy hóa.

+Điều hòa sinh sản.

+Bổ sung cho trẻ thiếu máu

 

+Rối loạn chức năng thần kinh trầm trọng.
Vitamin K1 Phylloquinone

 

Tan trong lipid. Gamma-carboxyglutamate +Hỗ trợ đông máu. +Rối loạn đông máu
Vitamin K2 Menaquinone Tan trong lipid Gamma-carboxyglutamate +Kích hoạt protein osteocalcin gắn Ca vào khung xương Loãng xương.
Vitamin K3 Menadione (chế phẩm tổng hợp) Tan trong lipid

 

Đọc một số chỉ số sinh hóa máu

[Tham khảo:

+Nguyễn Tính-“Chia sẽ kiến thức y khoa năm nhất”

+Hóa Sinh Y Học-ĐHYD TPHCM

+https://www.dieutri.vn/sinhhoalamsang/xet-nghiem-hoa-sinh-roi-loan-lipid-mau-va-xo-vua-dong-mach/

+https://www.dieutri.vn/sinhhoalamsang/xet-nghiem-hoa-sinh-roi-loan-lipid-mau-va-xo-vua-dong-mach/

+https://www.dieutri.vn/sinhhoalamsang/xet-nghiem-sinh-hoa-ve-benh-gan-mat/]

1/ α- Amylase:

Image result for alpha amylase

Source: https://www.memoireonline.com/08/13/7254/m_Evaluation-of-the-hypoglycemic-hypolipidemic-and-anti-alpha-amylase-effects-of-extracts-of-the-twig19.html

Huyết tương: 20 – 220 U/L.
Nước tiểu: < 1000 U/L.
α-Amylase có nhiều trong tuỵ ngoại tiết và tuyến nước bọt, có vai trò phân cắt ngẫu nhiên các liên kết α (1-4) glycosidic của amylose tạo ra dextrin, maltose, hoặc maltotriose.
Hoạt độ α- amylase huyết tương, nước tiểu tăng trong viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mạn, chấn thương tuỵ, ung thư tuỵ, các chấn thương ổ bụng, viêm tuyến nước bọt (quai bị),…
Mặc dù α- amylase huyết tương có vai trò chẩn đoán xác định viêm tuỵ cấp, nhưng nó ít có liên quan đến độ nặng và tiên lượng của viêm tuỵ cấp.

 

2/ Apo-A1:
Nam: 104-202 mg/dL.
Nữ: 108-225mg/dL.

Apo- A  là một thành phần protein chủ yếu của HDL, gồm Apo– A1 và Apo– A2 . Trong đó Apo– A1 chiếm thành phần chủ yếu với khoảng từ 60 đến 70% phần protein của HDL.Chất này có vai trò khá quan trọng vì nó làm giảm nồng độ chylomicron trong huyết tương.

Image result for apo-A1

Source: https://ghr.nlm.nih.gov/condition/familial-hdl-deficiency

Ngoài ra, đây cũng là chất kích thích hoạt động của enzyme lecithin cholesterol acyl transferase (LCAT) là chất xúc tác phản ứng chuyển gốc acid béo của lecithin ở vị trí carbon β sang cholesterol tạo thành cholesterol este hóa. Apo – A1 cũng là chất dùng để nhận diện và vận chuyển HDL từ mọi tế bào vào lá gan, giúp cho việc giảm sự tạo thành các mảng xơ vữa thành mạch.

Nồng độ Apo-A1 huyết tương giảm trong rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành.

 

3/ Apo-B100:
Nam: 66 – 133 mg/dL.
Nữ: 60-117mg/dL.

Apo B-100 là một protein cần thiết đối với các phức hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
Apolipoprotein B giúp làm nên cấu trúc phức hợp và đóng vai trò chỉ dẫn để vận chuyển các lipid (như cholesterol và triglycerides) vào tế bào.

Tới đây ta có thể tóm tắt các loại Apoprotein chuyển hóa lipid:

Image result for apo B-100 VLDL

   Source: https://www.researchgate.net/figure/Human-lipoproteins-are-predominantly-produced-by-the-small-intestine-and-the-liver-Small_fig1_236105654

Apo-B100 được nhận biết bởi thụ thể tìm thấy trên bề mặt của nhiều tế bào. Những thụ thể này thúc đẩy sự hấp thu cholesterol vào các tế bào.

Nồng độ Apo-B100 huyết tương tăng , nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn có khả năng do hội chứng thận hư, tăng lipid máu di truyền hay suy giáp.

Nồng độ Apo-B100 huyết tương giảm gợi ý cường giáp, suy dinh dưỡng hay do dùng thuốc estrogen ở phụ nữ mãn kinh.

Hiện nay, các thuốc dùng trong điều trị xơ vữa động mạch và giảm mỡ máu có tác dụng làm tăng số lượng receptor đặc hiệu với LDL ở màng tế bào, điều này cũng đồng nghĩa với việc làm tăng khả năng tiếp nhận LDL, đưa chúng từ máu vào tế bào, tránh hiện tượng ứ đọng LDL ở thành mạch máu.

 

4/ Glucose:
Huyết tương: 4,2-6,4 mmol/L.
Nước tiểu: âm tính.
Bình thường glucose huyết tương khi đói < 6,1 mmol/L, nếu mức độ glucose huyết tương khi đói ≥ 7,0 mmol/L trong ít nhất 2 lần xét nghiệm liên tiếp ở các ngày khác nhau thì bị đái tháo đường (diabetes mellitus).

Image result for glucose plasma

Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Blood_sugar_level

Khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống OGTT (oral glucose tolerance test):

  • Nếu mức độ glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau thử nghiệm < 7,8 mmol/L là bình thường.
  • Nếu mức độ glucose từ 7,8 đến <11,1 mmol/Lgiảm dung nạp glucose (impaired glucose tolerance).
  • Nếu mức độ glucose ≥ 11,1 mmol/L là đái tháo đường.

Glucose huyết tương thường tăng trong đái tháo đường type I và type II.
Glucose huyết tương cũng có thể tăng trong một số bệnh khác như viêm tụy, sau ăn, bệnh tuyến giáp (Basedow), u não, viêm màng não, các sang chấn sọ não, suy gan, bệnh thận, …

 

5/ HbA1c:
4,2-6,4%
Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường đơn trong máu với Hb của hồng cầu gọi là hiện tượng đường hoá (Glycosylated Hemoglobine), tạo thành HbA1. Đây là phản ứng không có sự xúc tác của enzym và không đảo ngược, tạo ra sản phẩm bền vững, tồn tại cùng đời sống hồng cầu (120 ngày).

HbA1c1

Source: http://bvdkquangnam.vn/tin-tc/y-hc-thng-thc/602-hba1c-va-vai-tro-ca-hba1c-.html

HbA1c được hình thành do các phân tử glucose gắn với nhóm NH2 của valin trong chuỗi β của Hb. Do đường đơn trong máu chủ yếu là glucose nên thành phần chủ yếu của HbA1 là HbA1c.

Nồng độ HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ đường glucose trong máu nhưng không bị ảnh hưởng nhất thời của dao động đường máu các ngày khác nhau, không bị ảnh hưởng của vận động đột xuất, của sự nhịn ăn và sự ăn uống chất đường gần đây (có thể làm xét nghiệm này sau ăn). Vì đời sống hồng cầu trung bình là 120 ngày nên nồng độ HbA1c đóng vai trò như là bộ nhớ về nồng độ đường suốt 3 tháng trước đó.
Nói một cách khác nồng độ HbA1c phản ánh mức đường trung bình trong vòng 3 tháng trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Tương quan giữa trị số HbA1c và glucose máu trung bình:

HbA1c2

Source: http://son.roundrobin.co/diabetes-blood-sugar-chart-template/

 

6/ Insulin máu:
5-20 mU/mL.

Insulin là một hormon được các tế bào bêta của tụy đảo Langerhans bài tiết. Insulin tham gia điều hòa chuyển hóa và vận chuyển carbohydrat, axit amin, protein và lipid và tạo thuận lợi cho quá trình nhập glucose vào mô mỡ và cơ vân. Insulin cũng kích thích sự tổng hợp và dự trữ triglycerid và protein.

Image result for insulin blood

             Source: https://www.precisionnutrition.com/research-review-blood-sugar

Insulin sẽ được tiết ra khi nồng độ glucose huyết tương tăng lên. Nếu nồng độ glucose huyết tương giảm xuống, tình trạng tiết insulin ngừng lại.
Tăng khi tuỵ hoạt động bình thường, đái tháo đường type II, béo phì, Cushing,…
Giảm khi tuỵ hoạt động yếu, đái tháo đường type I.

*Cần lưu ý là insulin có thời gian bán hủy rất ngắn (6-8 phút).

 

7/ Cholesterol:
3,6 – 5,2 mmol/L.

Image result for cholesterol function

Source: http://www.healyourselfathome.com/HOW/NEWSTARTS/1_NUTRITION/FOOD/FATS_AND_OILS/HLFN/cholesterol_our_hero.aspx

Tăng khi mắc bệnh tăng cholesterol bẩm sinh, rối loạn glucid-lipid, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim cấp, ăn nhiều thịt, trứng.
Giảm khi bị đói kéo dài, nhiễm ure huyết, ung thư giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, cường giáp, bệnh Basedow, thiếu máu, suy gan.

 

8/ Triglycerid:
0,46-2,2 mmol/L.

Image result for triglyceride

Source: https://www.all-about-lowering-cholesterol.com/triglyceride-level-higher-than-500-mgdl.html

Tăng trong hội chứng tăng lipid máu nguyên phát và thứ phát, xơ vữa động mạch, bệnh lý về dự trữ glycogen, hội chứng thận hư, viêm tụy, suy gan. Nếu quá 11 mmol/L có thể dẫn đến viêm tụy cấp tính.
Giảm trong xơ gan, một số bệnh mạn tính, suy kiệt, cường giáp.

 

9/ HDL-Cholesterol và LDL-Cholesterol:
HDL-C: 0,9 – 2 mmol/L, thường khuyến cáo trên 1,3 mmol/L.

LDL-Cholesterol: 1,8-3,9 mmol/L, thường khuyến cáo dưới 3,3 mmol/L.
Nếu chỉ số HDL-Cholesterol (được coi là cholesterol tốt) cao có thể giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Và ngược lại nếu thành phần HDL thấp sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Hút thuốc lá là một nguyên nhân làm giảm HDL.

Khi có quá nhiều LDL Cholesterol (bị coi là cholesterol xấu) bị đưa vào các mảng của thành động mạch, dần dần làm hẹp đường kính mạch, kết hợp với chất trong màng của thành động mạch tạo thành những mảng xơ vữa. Đối với những người có nguy cơ rủi ro khác về bệnh tim mạch, huyết áp, di truyền, sử dụng thuốc, bệnh tiểu đường, béo phì, v.v thì nên giữ LDL cholesterol ở mức dưới 3mmol/l.

Image result for cholesterol hdl and ldl

Source: http://healthplus.vn/cholesterol-hdl-la-gi-va-nguyen-nhan-nao-gay-suy-giam-cholesterol-hdl-d54850.html

 

10/ Fructosamine:
2,0 – 2,8 mmol/L.
Fructosamine được tạo thành do sự gắn của glucose vào albumin (có thời gian bán huỷ khoảng 20 ngày) nhờ sự glycosyl hoá không cần enzyme.

Source: http://nguyenhoangmed.vn/index.php/bai-vi-t-xet-nghi-m/96-xet-nghi-m-fructosamine

Nồng độ fructosamine huyết tương phản ánh nồng độ glucose máu 2-3 tuần trước thời điểm làm xét nghiệm.

 

11/ Urea:
Nước tiểu/ 24 giờ : 338 – 538 mmol/ 24 giờ.

Image result for urea urine function

Source: https://www.askiitians.com/biology/excretory-products-and-their-elimination/urine-formation-and-kidney-functions.html

Ure niệu giảm trong tổn thương thận (urea máu tăng) viêm thận, sản giật, chảy máu nhau thai, thiểu niệu, vô niệu, giảm sự tạo urea, bệnh gan, …
Ure niệu tăng do cường giáp trạng, sau phẫu thuật, sốt cao, đường máu cao trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường.

Huyết tương :2,5 – 7,5 mmol/L.

Image result for ure máu

Source: http://tasscare.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-tang-ure-mau-va-cach-giam-102.html

Giảm do đi tiểu ít, mất nước, bệnh cầu thận, u tiền liệt tuyến, suy gan, chế độ ăn nghèo đạm, ăn nhiều rau, các tổn thương gan nặng gây giảm khả năng tạo urea từ NH3, …
Tăng trong sốt kéo dài, nhiễm trùng huyết, chấn thương, ung thư hoặc u lành tiền liệt tuyến, sỏi, do chế độ ăn giàu đạm, tăng chuyển hoá đạm, chức năng thận bị tổn thương, suy tim ứ trệ.

 

12/ Creatinine:
Nước tiểu/24 giờ : 5,6 -12,6 mmol/24 giờ.
Tăng trong bệnh to cực (acromegaly), đái tháo đường, nhiễm trùng, nhược giáp trạng,…

Image result for bệnh to cực

Source: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acromegaly/symptoms-causes/syc-20351222

Giảm trong các bệnh thận tiến triển, viêm thận, bệnh bạch cầu, suy gan, thiếu máu,…
Huyết tương : 53- 120 mmol/L.
Tăng trong thiểu năng thận, tổn thương thận, viêm thận cấp và mạn, bí đái, suy thận, tăng huyết áp vô căn, nhồi máu cơ tim cấp,…
Giảm trong phù viêm, viêm thận, suy gan,…

 

13/ Protein toàn phần huyết thanh:
46 – 82 g/L.

Image result for plasma proteins

Source: https://www.researchgate.net/figure/Pie-chart-representation-of-the-21-most-highly-abundant-plasma-proteins-from-our-set-of_fig5_23259449

Tăng trong đa u tuỷ xương, nôn mửa nhiều, ỉa chảy nặng, mất nhiều mồ hôi khi sốt cao kéo dài, thiểu nặng vỏ thượng thận, đái tháo đường nặng.
Giảm trong viêm thận cấp hoặc mạn tính, thận hư (đặc biệt là thận hư nhiễm mỡ), mất nhiều protein qua đường ruột (do hấp thụ kém),…

 

14/ Albumin:
38 -51 g/L.

Albumin là một thành phần protein quan trọng nhất, chiếm tới 58-74% lượng protein toàn phần. Albumin đóng vai trò thiết yếu trong duy trì áp lực keo và tham gia vận chuyển nhiều chất trong cơ thể (Vd: bilirubin, acid béo, thuốc và hormon). Khoảng 300-500g albumin được phân bố trong các dịch cơ thể, gan của một người lớn bình thường sản xuất khoảng 15g albumin mỗi ngày.

Thời gian bán hủy của albumin vào khoảng 20 ngày, giải thích vì sao để kiểm tra chức năng gan, người ta thường dùng xét nghiệm albumin thay vì urea dù cả hai đều chỉ được tổng hợp từ gan (urea dễ bị thay đổi do chế độ ăn uống).
Tăng trong mất nước, nôn nhiều, tiêu chảy nặng, …
Giảm trong hội chứng thận có protein niệu, các bệnh gan nặng, thận hư nhiễm mỡ, viêm thận mạn, bỏng, eczema, dinh dưỡng kém, phụ nữ có thai, người già, …

Image result for eczema

Source: https://healthjade.com/eczema/

 

15/ Tỷ số A/ G (albumin/globulin):
1,2-1,8.
Tỷ số A/G giảm < 1 thường do giảm albumin hoặc tăng globulin hoặc do phối hợp cả hai. Albumin giảm trong suy dinh dưỡng, suy kiệt, lao, ung thư; tăng globulin trong đa u tủy, nhiễm khuẩn,bệnh collagen; giảm albumin và tăng globulin gặp trong xơ gan, viêm thận cấp, hội chứng thận hư nhiễm mỡ.

 

16/ Acid uric:
Nam: 140-420 μmol/L.
Nữ: 120-380 μmol/L.

Tăng trong bệnh Gout, nhiễm khuẩn, thiếu máu ác tính, đa hồng cầu, thiểu năng thận, cường cận giáp trạng, trong bệnh Wilson, teo gan vàng da cấp, suy thận, …

Image result for acid uric

Source: http://doctor-beller.dipmap.com/uric-acid-gout/leg-pain-due-to-high-uric-acid.html

 

17/ Natri:
Xem chi tiết tại: https://nguyenhuythekopites.wordpress.com/2018/03/08/ha-va-tang-na-mau/

 

18/ Kali:
Nội bào: 3,5 -5,0 mmol/L.
Tăng trong viêm thận, thiểu năng thận (có vô niệu hoặc thiểu niệu), nhiễm xetonic đái đường, ngộ độc nicotin, thuốc ngủ, hội chứng Addison,…

Ktang

Source: https://www.epainassist.com/metabolic-disorders/hyperkalemia

Giảm khi thiếu kali đưa vào cơ thể, mất kali bất thường ở đường tiêu hoá: nôn mửa kéo dài, ỉa chảy, tắc ruột, hẹp thực quản,…

Kgiam

Source: https://mudlarktales.wordpress.com/2015/02/03/hypokalemia-for-dummies/

 

 

19/ Calci ion hoá:
1,17 – 1,29 mmol/ L.
Tăng trong ưu năng tuyến cận giáp, dùng nhiều vitamin D, ung thư (xương, vú, phế quản), đa u tuỷ xương.

Giảm trong thiểu năng tuyến cận giáp, gây co giật, tetani, thiếu vitamin D, còi xương, các bệnh về thận, viêm tụy cấp, thưa xương, loãng xương,…

Image result for ion calcium blood

Source: http://www.vivo.colostate.edu/hbooks/pathphys/endocrine/thyroid/pth.html

 

20/ Bilirubin:
Bilirubin toàn phần (TP): 3 – 17 μmol/L.
Bilirubin liên hợp (trực tiếp): 0,1 – 4,2 μmol/L.
Bilirubin tự do (gián tiếp): 3-13,6 μmol/L.

Image result for bilirubin metabolism

Source: http://www.healthclinicweb.com/2016/03/28/bilirubin/

Bilirubin TP huyết tương tăng trong các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.
Bilirubin tự do huyết tương tăng trong vàng da trước gan: tan huyết (thiếu máu tan huyết, sốt rét, truyền nhầm nhóm máu, vàng da ở trẻ sơ sinh).
Bilirubin liên hợp tăng trong vàng da tại gan và sau gan: viêm gan, tắc mật, xơ gan.

 

23/ CRP (C  reactive protein):
0-6 mg/L.

CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh.

CRP điển hình sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm, điều này cho phép xác định tình trạng viêm sớm hơn nhiều so với khi sử dụng tốc độ máu lắng.

Image result for c reactive protein

Source: https://www.medifee.com/blog/whats-crp-c-reactive-protein-test/

CRP huyết thanh tăng trong các phản ứng viêm cấp như nhồi máu cơ tim, tắc mạch, nhiễm khuẩn, bệnh mạn tính như bệnh khớp, viêm ruột, cũng như trong một số ung thư như bệnh u lympho Hodgkin, ung thư thận.
CRP còn là xét nghiệm để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng của viêm tuỵ cấp, CRP ≥150 mg/L là viêm tuỵ cấp nặng.

 

24/ LDH (lactate dehydrogenase):
200 – 480 U/L.
LDH được phát hiện ở mọi tế bào nhưng có nhiều trong tim, gan và cơ.

Vai trò: xúc tác cho phản ứng pyruvat <=> lactat, được giải phóng khi có tình trạng huỷ hoại tế bào.

Image result for LDH

Source: https://www.thermofisher.com/order/catalog/product/88953

Hoạt độ LDH huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.

Cùng với AST (Aspartat aminotransferase)CK (Creatin kinase) thì đây là xét nghiệm kinh điển đánh giá bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Đặc biệt xét nghiệm LDH  có thể giúp  phát hiện bện ở giai đoạn bán cấp ( 7 ngày sau nhồi máu) khi hoạt độ của các enzym AST và CK đã về giá trị bình thường

 

25/ CK (Creatin-kinase):
25 – 180 U/L.

Đây là một enzym xúc tác phản ứng chuyển đổi qua lại giữa ATP và creatin phosphat: Creatin  +  ATP ↔  Creatin − phosphat  +  ADP. Vì vậy, CPK đóng vai trò chủ chốt trong kiểm soát dòng cung cấp năng lượng cho các mô khác nhau trong cơ thể, đặc biệt ở mô cơ.

Image result for creatine kinase

Source: http://pages.uoregon.edu/mdillon1/Energy%20Metabolism/Energy%20Metabolism.html

CPK là enzym được thấy chủ yếu ở cơ tim, cơ vân và với một hàm lượng ít hơn ở mô não. Xác định hoạt tính CPK là một XN hữu ích trong quy trình chẩn đoán các bệnh lý cơ vân (Vd: loạn dưỡng cơ), nhồi máu cơ tim và bệnh lý mạch máu não.

Hoạt độ CK huyết tương tăng trong loạn dưỡng cơ, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.

CK-MB là một isoenzym của CK, có nhiều ở cơ tim.
Hoạt độ CK-MB huyết tương tăng trong nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.

 

26/ ALT (còn có tên GPT):

10 – 40 U/L.
Enzym ALT (Alanin aminotransferase) có nhiều trong bào tương của tế bào gan.Image result for alanin aminotransferase

Source: http://www.medsci.org/v11p0925.htm

Hoạt độ ALT huyết tương tăng trong bệnh lý gan mật: viêm gan cấp, nhất là viêm gan do virus các type A, B, C, D, E, nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan), nhiễm độc rượu, nấm độc, ngộ độc thức ăn.

 

27/ AST (còn có tên GOT):
10 – 37 U/L.
Enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ.

Image result for aspartate aminotransferase

Source: http://slideplayer.com/slide/3422373/

Hoạt độ AST huyết tương tăng (>ALT) trong nhồi máu cơ tim.
Hoạt độ AST huyết tương tăng trong bệnh cơ (loạn dưỡng cơ, viêm cơ, tiêu myoglobin) và các bệnh khác như viêm da, viêm tuỵ cấp, tổn thương ruột, nhồi máu phổi, nhồi máu thận, nhồi máu não,…

 

28/ Cholinesterase (ChE):
Nam : 4,9-11,5 kU/L.
Nữ: 3,9-10,8 kU/L.
ChE trong huyết tương được tổng hợp bởi gan. Xét nghiệm này có tính đặc hiệu không cao.
Hoạt độ ChE huyết tương giảm trong suy gan, xơ gan (do khả năng tổng hợp của gan giảm), ngộ độc hoá chất trừ sâu loại phospho hữu cơ hoặc carbamat.

 

29/ GGT (g-GT):
5 – 45 U/L.
GGT có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô đường mật bài tiết ra.
Hoạt độ GGT huyết tương tăng khi các tế bào biểu mô đường mật bị cảm ứng tăng tổng hợp enzym như trong tắc mật, viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan.

 

30/ IL-6 (Interleukine-6):
< 10 pg/mL.
IL-6 đóng vai trò trung gian chủ chốt trong quá trình tổng hợp các protein như CRP, fibrinogen.

IL-6 có thời gian bán huỷ là 2 giờ.
Nồng độ IL-6 huyết thanh tăng có vai trò trong đánh giá mức độ, tiên lượng, biến chứng tại chỗ hoặc suy tạng của viêm tuỵ cấp.

 

31/ Lipase:
7 – 59 U/L.
Lipase được sản xuất bởi tuỵ, một ít bởi dạ dày, tá tràng, gan và lưỡi.
Hoạt độ lipase huyết tương tăng có giá trị chẩn đoán viêm tuỵ cấp.

 

32/ Microalbumin niệu
< 20 mg/L nước tiểu.
Microalbumin niệu có giá trị theo dõi biến chứng thận sớm ở những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

 

33/ β2-Microglobulin (β2-M):
Huyết tương : 0,6 – 3mg/L.
Nước tiểu : < 350 μg/L.
Beta 2- Microglobulin là một polypeptide, thành phần của phân tử phức hợp hòa hợp miễn dịch chính, có mặt trên tất cả các tế bào có nhân.
Nồng độ β2-M huyết tương tăng trong suy thận (thận không thải trừ được), bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh Waldenstron, bệnh Kahler, bệnh Lupus ban đỏ rải rác, xơ gan, viêm gan mạn tiến triển.
Nồng độ β2-M nước tiểu tăng trong giảm khả năng tái hấp thu của ống thận, nhiễm độc kim loại nặng, viêm thận kẽ do ngộ độc thuốc, trước cơn thải loại mảnh ghép cấp.

 

34/ ALP (Alkaline phosphatase):
64-306 U/L.
Alkaline phosphatase (ALP) là một enzyme hydrolase có chức năng loại bỏ các nhóm phosphat của nhiều hợp chất như nucleotide, protein, và alkaloid. Quá trình loại bỏ nhóm phosphat được gọi là khử phospho. Giống như tên gọi của nó, alkaline phosphatase hoạt động có hiệu quả nhất trong môi trường kiềm.

Image result for alkaline phosphatase function

Source: http://www.worthington-biochem.com/bap/default.html

Ở người, alkaline phosphatase có mặt ở tất cả các mô của cơ thể nhưng đặc biệt tập trung ở gan, ống mật, thận, xương và ở nhau thai của phụ nữ có thai. pH tối ưu cho hoạt động của enzyme này là pH = 9.

Vai trò quan trọng chính của việc định lượng ALP trong lâm sàng là để kiểm tra khả năng bị bệnh xương hoặc gan. Khoảng 95% lượng ALP toàn phần huyết thanh là có nguồn gốc từ xương và gan với tỷ lệ bằng nhau ở người trưởng thành. ALP thường được sử dụng để theo dõi chuyển hoá xương ở bệnh nhân suy thận, bởi vì nó là một trong ít các chỉ dấu xương không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi chức năng thận.

Hoạt độ ALP huyết tương tăng trong loãng xương, còi xương, u xương, gãy xương đang hàn gắn, viêm gan, tắc mật, xơ gan.

 

35/ Myoglobin:
Nam: 28-72 µg/L.
Nữ: 25-58 µg/L.
Myoglobin là một protein có trong bào tương của cơ tim và cơ xương. Myoglobin có vai trò vận chuyển và dự trữ oxy trong tế bào cơ.

Image result for myoglobin

Source: https://www.youtube.com/watch?v=91c04OoTEJs

Nồng độ myoglobin tăng rất sớm (sau 2 giờ) trong nhồi máu cơ tim cấp, trong nhồi máu cơ tim tái phát Nồng độ myoglobin huyết tương đạt cực đại ở 4-12 giờ và trở về mức độ bình thường sau 24 giờ.
Nồng độ myogolbin tăng cũng có thể xảy ra sau tổn thương cơ xương và trong suy thận nặng.

 

36/ α-HBDH:
72-182 U/L.
Chỉ số này tăng song song với LDH, nhưng vì α-HBDH có thời gian bán huỷ (half-life) khá dài (4-5 ngày) nên sự tăng hoạt độ isooenzym α-HBDH huyết tương kéo dài. Điều này giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân đến khám muộn.

 

37/ Troponin I và Troponin T:
Troponin I: < 0,4mg/ml.

Troponin T: < 0,01 mg/ml.

Về hai phức hợp này, có thể đọc lại tại đây:

https://nguyenhuythekopites.wordpress.com/2018/02/21/cau-tao-mo-co-tim-va-su-di-chuyen-ca2-trong-phuc-hop-kich-thich-co-co/
Nồng độ Troponin I và Troponin T huyết tương tăng cao khi tổn thương cơ tim (nhồi máu cơ tim hoặc đau tim).

Hầu hết những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đã tăng lên mức troponin trong vòng 6 giờ.  Mức độ troponin có thể vẫn ở mức cao trong 1 đến 2 tuần sau khi một cơn đau tim.

 

38/ NT-ProBNP:

< 50 tuổi: < 55pmol/L.
50-75 tuổi <100pmol/L.
>75 tuổi: > 220pmol/L.

Ở người, NT-proBNP là một peptide có hàm lượng lớn trong cơ tâm thất trái, nhưng cũng có một ít trong mô tâm nhĩ cũng như trong cơ tâm thất phải. NT-proBNP tăng phóng thích khi có tăng sức nén huyết động học tại tim (tức thành tim bị giãn, phì đại hoặc tăng áp lực tác động lên thành tim). NT-proBNP gia tăng nồng độ trên những bệnh nhân suy tim. NT-proBNP được thải trừ thụ động, chủ yếu qua thận.

Nồng độ NT-ProBNP huyết tương tăng vượt quá các giá trị cắt tương ứng với các lứa tuổi, có giá trị trong chẩn đoán suy tim, hội chứng mạch vành cấp (với giá trị chẩn đoán âm tính rất cao, đạt 97-100%).

 

39/ Peptide C:
0,2-0,6 mmol/L.

Peptide C là một chuỗi 31 acid amin, có nguồn gốc từ các tế bào beta của đảo tụy như một sản phẩm phụ của của quá trình cắt proinsulin thành thành insulin ở các tế bào beta của tụy.

Image result for c peptide

Source: http://laboratorytests.net/laboratory-tests/insulin-c-peptide-test.html

Trong quá trình chuyển đổi này insulin và peptide C được giải phóng với hàm lượng tương đương vào tuần hoàn cửa, vì vậy nồng độ peptide C có mối tương quan với nồng độ insulin nội sinh.

=> Trong một giới hạn nhất định, nồng độ C-peptid có thể được sử dụng như một chỉ số có giá trị để đáng giá tình trạng tiết insulin nội sinh.

Nồng độ peptide C giảm trong trường hợp tuỵ hoạt động kém hoặc không hoạt động (đái tháo đường type I).

Trái lại nồng độ peptide C có thể tăng cao có thể xảy ra khi có tăng hoạt động của các tế bào beta tụy (như được gặp trong u tế bào tiết insulin).

 

40/ PCT (Procalcitonin):
< 0,05 ng/ml.

PCT được sản sinh chuyên biệt bởi nhiễm trùng không do virus, không bị ảnh hưởng bởi nhiễm virus hoặc các đáp ứng tự miễn khác,
PCT có thể được sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng tình trạng nhiễm khuẩn. PCT là tiền chất của hormone calcitonin, thường được sản xuất bởi các tế bào C trong tuyến giáp và hiện diện trong máu với nồng độ thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sản xuất bởi các tế bào khác trong cơ thể như tế bào gan, phổi, monocyte… khi bị kích thích bởi một tổn thương nặng, đặc biệt trong nhiễm khuẩn toàn thân.

Image result for procalcitonin

Source: https://jintensivecare.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40560-017-0246-8

PCT có thời gian bán huỷ là 24 giờ. PCT tăng nhanh sau nhiễm khuẩn 2 giờ (trong khi CRP phải sau 6 giờ) và đạt tối đa sau 24 giờ, sau đó giảm dần nếu tình trạng nhiễm khuẩn được cải thiện.

PCT, CRP, IL-6 và tốc độ máu lắng trong thể tích máu chống đông là các chỉ số xét nghiệm đặc trưng cho tình trạng nhiễm khuẩn, trong đó PCT được đánh giá cao nhất.