Giải phẫu đám rối cánh tay – Tổn thương thân nhất trên (liệt Erbs)

I. Giải phẫu sơ lược đám rối cánh tay:

“Thượng nguồn” của đám rối cánh tay là thần kinh gai (spinal nerve) thuộc thần kinh ngoại biên. Đúng như tên gọi, thần kinh gai thoát ra ở tủy gai, qua các lỗ gian đốt sống tương ứng bằng rễ trước/ rễ bụng/ rễ vận động (ventral root) và rễ sau/ rễ lưng/ rễ cảm giác (dorsal root). Sau đó, nó được chia thành nhánh trước (anterior rami) và nhánh sau (posterior rami).

Mỗi nhánh đều có cả sợi vận động của rễ trước và sợi cảm giác của rễ sau nên có thể chi phối cả vận động và cảm giác. Nhánh sau tương ứng vùng lưng, nhánh trước to hơn thì tương ứng vùng thân mình và tứ chi.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Một số nhánh trước đan chéo nhau tạo thành các đám rối. Đám rối cánh tay (brachial plexus) được tạo bởi nhánh trước của C5 – T1.

Từ trung tâm ra ngoại vi, đám rối cánh tay được chia thành rễ (root) – thân/ thân nhất (trunk) – ngành/ thân nhì (division) – bó (cord) – nhánh/ dây (branch).

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Trong đó:

+ Rễ (root): Đám rối cánh tay có 5 rễ là 5 nhánh trước thần kinh gai cổ sau khi đã cho một số sợi chi phối các cơ vùng cổ. Các rễ này sau đó qua khe giữa cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa để xuống đáy cổ.

+ Thân/ thân nhất (trunk): 5 rễ trên hợp lại thành 3 thân:

  • Thân nhất trên: hợp rễ C5, C6.
  • Thân nhất giữa: rễ C7.
  • Thân nhất dưới: hợp rễ C8, T1.

+ Ngành/ thân nhì (division): mỗi thân tách đôi trong tam giác cổ sau, cho ngành trước (anterior) và ngành sau (posterior) => 3 thân cho 6 ngành.

+ Bó (cord): Ngay khi tới nách, 6 ngành này hợp lại tạo thành 3 bó, được đặt tên theo vị trí tương ứng với động mạch nách.

  • Bó sau (posterior): tạo bởi 3 ngành sau của 3 thân, tương ứng C5 – T1.
  • Bó ngoài (lateral): tạo bởi ngành trước của thân trên và thân giữa, tương ứng C5 – C7.
  • Bó trong/ bó giữa (medial): tạo bởi ngành trước thân dưới, tương ứng C8, T1.

+ Nhánh/ dây (branch): quan trọng nhất là 5 nhánh:

  • Thần kinh cơ bì (musculocutaneous nerve): ứng với C5 – C7. Về vận động, thần kinh chi phối cho cơ cánh tay trước. Về cảm giác, thần kinh chi phối cho cảm giác vùng ngoài vai, cẳng và cánh tay.
  • Thần kinh nách (axillary nerve): ứng với C5 – T1. Về vận động, thần kinh chi phối cho cơ delta và cơ tròn bé. Về cảm giác, thần kinh chi phối cho cảm giác vùng vai, khớp vai.
  • Thần kinh giữa (median nerve): ứng với C6 – T1. Về vận động, thần kinh chi phối cho cơ cẳng tay trước (giúp gấp và sấp), phần lớn cơ mô cái và 2 cơ giun ngoài ứng với ngón trỏ và ngón giữa. Về cảm giác, thần kinh chi phối cho 3,5 ngoài mặt gan tay.
  • Thần kinh quay (radial nerve): ứng với C5 – T1. Chi phối vận động và cảm giác vùng cánh tay sau, cẳng tay sau.
  • Thần kinh trụ (ulnar nerve): ứng với C8 – T1. Về vận động, thần kinh chi phối hầu hết cơ ở bàn tay (trừ các cơ thần kinh giữa chịu trách nhiệm). Về cảm giác, thần kinh chi phối 1,5 ngón trong mặt gan tay.

Sự tương ứng các nhánh với rễ thần kinh có thể được thấy rõ ở hình 4 (chú ý màu sắc).

Không có mô tả ảnh.

 

II. Tổn thương thân nhất trên – Liệt Erbs:

Do dây thần kinh ngoại biên có thể có chức năng cảm giác, vận động và tự chủ nên hội chứng tổn thương dây thần kinh bao gồm rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn tự chủ (liên quan vận mạch – bài tiết – dinh dưỡng).

Việc xác định tổn thương thần kinh cần đi từ ngoại biên về trung ương (“thượng nguồn”), đánh giá triệu chứng thì xem xét ở ngoại biên (“hạ nguồn”).

Theo tên gọi, tổn thương thân nhất trên, hay còn gọi là liệt Erb – Duchenne (trong tiếng Anh ghi tắt tắt là Erb’s palsy) là tổn thương xảy ra ở thân nhất trên đám rối cánh tay, ứng với rễ C5, C6. Ở “hạ nguồn”, điều này dẫn đến giảm chức năng các thần kinh nách, cơ bì, quay (thần kinh giữa ít bị ảnh hưởng).

Nguyên nhân một tổn thương thần kinh có thể đến từ ngoại lực tác động trực tiếp hoặc sự căng giãn quá mức. Liệt Erb thường do nguyên nhân thứ 2, đặc biệt là do sinh khó (dystocia) khiến đầu đi ra mà vai còn kẹt lại.

Trong hình ảnh có thể có: nội dung có thể là "Brachial Plexus is stretched due to traction."

Một số nguyên nhân khác không phụ thuộc lứa tuổi có thể kể đến như các chấn thương gây trật khớp vai, chấn thương nặng vùng đầu – vai hay gãy xương đòn. Sinh khó thường do các nguyên nhân:

+ Thai nhi quá lớn: có thể gặp ở các thai phụ đái tháo đường.

+ Ngôi thai không thuận.

+ Khung xương chậu hẹp.

+ Rối loạn co thắt tử cung.

Có thể suy ra các triệu chứng tương ứng:

Về vận động:

  • Giảm chức năng thần kinh cơ bì: chi trên rơi thõng trong tư thế khép và xoay trong. Không thể gấp được cẳng tay vào cánh tay, không thể xoay cánh tay ra ngoài. Giảm phản xạ gân cơ nhị đầu.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

  • Giảm chức năng thần kinh nách: teo cơ delta => mỏm cùng vai nhô ra. Giảm phản xạ gân cơ delta.
  • Giảm chức năng thần kinh quay: giảm chức năng cơ cánh tay quay => giảm phản xạ gân cơ cánh tay quay ở mỏm trâm quay.

Về cảm giác:

+ Mất cảm giác mặt ngoài/ sau ngoài dọc tay bị thương (vai – cánh – cẳng) theo chi phối cảm giác của thần kinh.

Về vận mạch – dinh dưỡng – bài tiết:

+ Không ghi nhận.

 

Bình luận về bài viết này