Điều hòa chuyển hóa mức hệ thống-nội tiết (P2): Các con đường truyền tín hiệu chủ yếu

[Tham khảo:

+”Hóa Sinh Y Học”, ĐHYD TPHCM.

+”Essential Cell Biology”, chapter 16, 4th edition

+”Hormone-Receptor: http://www.yhoccanban.com/2013/03/hormone-receptor.html].

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

I. Vị trí tiếp nhận của hormone và receptor:

1/ Receptor trên màng tế bào: tiếp nhận hormone có bản chất peptide, protein, catecholamine (như glucagon, insulin, epinephrine,…)

2/ Receptor trong bào tương: tiếp nhận hormone có bản chất steroid (như testosterone, estrogen, retinoid acid,…)

3/ Receptor trong nhân: tiếp nhận hormone T3, T4 của tuyến giáp.

Ở đây ta chủ yếu đề cập các cơ chế truyền tín hiệu cần chất truyền tin thứ hai (second messenger) nên chỉ xét các receptor trên màng tế bào.

II. 3 loại thụ thể chính trên màng tế bào:

  • Receptor liên kết kênh ion:

+Chuyển tín hiệu hóa học thành tín hiệu đuện.

+Thường gặp ở cơ chế truyền tín hiệu thần kinh.

  • Receptor liên kết protein G (receptor 7-helix):

+Họ receptor lớn nhất trong các receptor trên màng.

+Protein G truyền tín hiệu từ receptor đến protein đáp ứng. Protein G có cấu trúc trimer với 3 bán đơn vị alpha, beta, gamma. Bán đơn vị alpha có khả năng liên kết với GDP (khi đó bất hoạt) hoặc GTP (khi đó được hoạt hóa), có hoạt tính GTPase.

Kết quả hình ảnh cho inactive G protein

                  Source: http://www.web-books.com/MoBio/Free/Ch6D2.htm

Kết quả hình ảnh cho inactive G protein

Source: https://signaltransductionpathway.weebly.com/g-protein.html

+Cơ chế: Chất dẫn truyền bám vào mặt ngoài receptor làm biến đổi cấu trúc receptor, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trong tiếp nhận protein G. Khi đó GDP ở tiểu phần alpha được biến đổi thành GTP, trước khi có sự phân ly cấu trúc trimer thành tiểu phần alpha và đơn vị beta-gamma. Hai thành phần này sau đó thể hiện cơ chế tác động của nó lên các chất khác.

Kết quả hình ảnh cho alpha unit G protein

Source: https://courses.washington.edu/conj/bess/gpcr/gpcr.htm

Ví dụ: tiểu phần alpha có thể gắn vào enzyme adenyl cyclase, kích thích tổng hợp chất truyền tin thứ hai là cAMP, hoạt hóa protein kinase A tham gia các quá trình chuyển hóa. Chẳng hạn protein kinase A có thể tiếp tục hoạt hóa phosphorylase kinase, từ đó phosphoryl hóa glycogen phosphorylase, tăng phân giải glycogen.

Tiểu phần alpha thường tác động lên enzyme thì đơn vị beta-gamma lại thường nhắm đến kênh ion:

Kết quả hình ảnh cho beta gamma G protein ion

 Source: https://courses.washington.edu/conj/bess/gpcr/gpcr.htm

Đơn vị beta-gamma được hoạt hóa có khả năng mở kênh K+ trên màng bào tương,  tăng tính thấm của màng đối với K+, từ đó làm giảm nhịp tim ở tế bào cơ tim.

+Phân loại protein G: gồm có Gs chiếm đa số (hoạt hóa enzyme adenyl cyclase hoặc tác động kênh ion), Gi (ức chế adenyl cyclase) và Gq (hoạt hóa enzyme phospholipase C).

  • Receptor liên kết enzyme (receptor 1-helix):

+Protein xuyên màng.

+Ở mặt trong có những miền hoạt động như enzyme dị lập thể, thường gặp nhất là enzyme Tyrosine.

+Khi hormone gắn với receptor (ví dụ như insulin ở P1), enzyme kinase nội bào tự phosphoryl hóa nhờ ATP, từ đó phosphoryl hóa Tyrosine của protein khác, từ đó truyền tín hiệu đi như dòng thác tín hiệu.

Kết quả hình ảnh cho ENZYME COUPLED RECEPTOR

Source: http://membranereceptors.com/transduction-process/enzyme-linked-receptors/

III. Các con đường truyền tin chủ yếu:

Đó là các lộ trình qua Tyrosine kinase (liên kết thác tín hiệu Ras), adenyl cyclase (chất truyền tin thứ hai là cAMP) hay phosphoinositid (chất truyền tin thứ hai là Inositol 1,4,5-triphosphate được tạo từ sự thủy phân phosphoinositid nhờ phospholipase C xúc tác). Tóm tắt cơ chế ở lần lượt các hình sau:

*Lộ trình Tyrosine kinase:

Kết quả hình ảnh cho Tyrosine Ras

Source: https://www.researchgate.net/figure/The-function-of-Ras-and-its-deregulation-Ras-is-an-essential-component-of-the-signaling_fig4_26685709

Ras là loại protein có thể mang GDP hay GTP, tương ứng với trạng thái “im lặng” hay “hoạt động”. Khi một loại protein (adaptor protein) được phosphoryl hóa nhờ receptor Tyrosine kinase thì nó dẫn tới sự hình thành nhân tố chuyển GDP của Ras thành GTP (nhân tố này là Ras guanine nucleotide exchange factor, hay Ras-GEF) từ đó chuỗi tín hiệu truyền đi, vào trong nhân kích thích tăng sinh, biệt hóa hay sinh tồn. Hình trên cho thấy những tổn hại trong lộ trình trên có thể gây ung thư (cancer).

Tổng quát, receptor liên kết enzyme thường tiếp nhận các chất tín hiệu liên quan quá trình sinh trưởng, và dĩ nhiên sự đột biến trong truyền tin gắn liền ung thư.

*Lộ trình adenyl cyclase:

Kết quả hình ảnh cho glucagon cAMP

Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Glucagon

(Cơ chế này ở P1 cũng có nói rồi, bản chất là protein G, cụ thể hơn là tiểu phần alpha, tác động lên adenyl cyclase, cuối cùng dẫn đến kích thích phân giải glycogen).

*Lộ trình phosphoinositid:

Kết quả hình ảnh cho phospholipase C

Source: http://courses.washington.edu/conj/gprotein/ip3.htm

Protein G, cụ thể hơn là tiểu phần alpha loại protein Gq có tác động đến enzyme phospholipase C. Enzyme này có thể thủy phân phosphoinositid thành Inositol 1,4,5-triphosphate (hay còn gọi là IP3) và đây là chất truyền tin thứ 2, có thể gắn vào các kênh Ca2+ phụ thuộc phối tử (Ligand-gated Ca2+ channel) trên màng lưới nội cơ tương, giải phóng Ca2+ ra tế bào chất, nơi mà nó tham gia nhiều quá trình chuyển hóa khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều hòa chuyển hóa mức hệ thống-nội tiết (P1): Hormone

[Tham khảo:

+”Hóa Sinh Y Học”, ĐHYD TPHCM.

+Sinh lý Hormone và Receptor: http://www.yhoccanban.com/2013/03/hormone-receptor.html

+”Essential Cell Biology”, chapter 16, 4th edition

+”Insulin, Glucagon và đái tháo đường”: https://www.chiasekienthuc24h.com/y-hoc/chua-benh.php?tieudeta=INSULIN-GLUCAGON-Va-daI-THaO-duoNG]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Để đỡ phức tạp, ta chỉ đề cập kiểm soát một số hormone tiêu biểu trong chuyển hóa glucid, lipid và amino acid, cũng như các con đường truyền tín hiệu nội bào.

Phần 1 này giới hạn ở cơ chế truyền tin và điều hòa chuyển hóa của hormone, mà chúng ta xét cụ thể insulin, glucagon và epinephrine.

I. Insulin, glucagon, epinephrine trong chuyển hóa glucid, lipid, amino acid:

*Insulin:

Ta đã biết insulin là hormone tiết từ tế bào beta tuyến tụy. Nồng độ glucose máu tăng kéo theo sự vận chuyển thụ động glucose vào tế bào beta tụy. Quá trình chuyển hóa glucose trong tụy tạo tín hiệu kích thích tiết insulin (có thể quan sát ở hướng mũi tên vàng trong hình dưới).

Kết quả hình ảnh cho insulin increase blood glucose

Source: http://www.thealevelbiologist.co.uk/control-of-blood-glucose-concentration

Insulin kích thích sự vận chuyển glucose vào nội bào ra sao? Ta hãy ôn lại 5 loại glucose transporters (GLUT) quan trọng nhất trong cơ thể (GLUT1 đến GLUT5).

Source: https://www.youtube.com/watch?v=DzN0geHb86I

Như ở hình trên, trong 5 cái GLUTs, chỉ có GLUT4 là phụ thuộc insulin (insulin-dependent) có ở tế bào mô cơ, mô mỡ.

 

1/ Ở tế bào cơ:

Cụ thể cách để phức hợp Insulin-Receptor tác động ra sao đến yếu tố nội bào là GLUT4?

Source: http://www.yhoccanban.com/2013/03/hormon-tac-dong-len-te-bao-dich-nhu-the-nao.html

Phức hợp Insulin-Receptor hoạt hóa enzyme Tyrosine Kinase. Enzyme này phosphoryl hóa GLUT4 trên màng tế bào, làm nó chuyển vị về phía màng đưa glucose vào trong  theo cơ chế khuếch tán được thuận hóa (facilitated diffusion).

Nhưng Tyrosine Kinase còn tham gia vào chuyển hóa lipid, protein.

một sơ đồ của các receptor insulin

Source: https://www.chiasekienthuc24h.com/y-hoc/chua-benh.php?tieudeta=INSULIN-GLUCAGON-Va-daI-THaO-duoNG

Ở tế bào cơ, insulin còn thúc đẩy phản ứng khử phosphoryl để hoạt hóa glycogen synthase, qua đó làm tăng tổng hợp glycogen.

Kết quả hình ảnh cho insulin glycogen

Source: http://slideplayer.com/slide/8626442/

Như vậy, ở tế bào cơ, insulin giúp tăng hấp thụ và vận chuyển glucose vào tế bào, tăng dự trữ glycogen.

 

2/ Ở  tế bào gan:

  • Insulin cũng làm tăng hấp thu, dự trữ, sử dụng glucose ở gan:

+Ức chế enzyme phosphorylase chuyển glycogen thành glucose.

+Tăng hoạt tính glucokinase giúp phosphoryl hóa glucose. Glucose ở trạng thái này được giữ lại bên trong tế bào.

+Tăng hoạt động glycogen synthase.

  • Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ chất béo:

+Sau khi nồng độ glycogen trong gan tăng 5-6%, quá trình tổng hợp glycogen bị ức chế. Tất cả glucose được vận chuyển thêm vào gan trở thành dạng mỡ. Glucose được cắt thành phân tử pyruvat trong quá trình đường phân, và sau đó pyruvat chuyển thành acetyl coenzyme A (acetyl-CoA), nguyên liệu để tổng hợp acid béo.
+Lượng ion citrate và isocitrate thừa được hình thành bở chu trình acid citric khi quá nhiều glucose được sử dụng để sinh năng lượng. Những ion này sau đó trực tiếp hoạt hóa enzyme acetyl-CoA carboxylase, enzyme cần thiết chuyển acetyl-CoA thành malonyl-CoA, giai đoạn đầu tiên của quá trình tổng hợp acid béo.
3/ Ở tế bào mỡ:

  • Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ chất béo:

+Hầu hết acid béo được tổng hợp tại gan và được sử dụng để hình thành triglyceride, dạng dự trữ thông thường của chất béo. Chúng giải phóng từ tế bào gan vào máu dưới dạng lipoprotein. Insulin hoạt hóa lipoprotein lipase ở thành mao mạch của mô mỡ, cắt trigliceride trở lại thành acid béo, cần thiết cho sự hấp thu chúng vào tế bào mỡ, nơi chúng được chuyển lại thành trigliceride và được dự trữ.

+Một phần nhỏ glucose được sử dụng để tổng hợp một lượng nhỏ acid béo, nhưng quan trọng hơn, nó cũng được dùng để tạo thành một lượng lớn α-glycerol phosphate. Phân tử này cung cấp glycerol để kết hợp với acid béo để hình thành trigliceride, dự trữ trong tế bào mỡ. Do đó, khi không có insulin, sự dự trữ một lượng lớn acid béo được vận chuyển đến từ gan trong lipoprotein hầu như bị chặn lại.

+Insulin ức chế hoạt động của lipase nhạy cảm với hormon (hormone-sensitive lipase). Lipase là enzyme giúp thủy phân triglyceride đã dự trữ ở tế bào mỡ. Do đó, ức chế giải phóng acid béo từ mô mỡ vào tuần hoàn.

 

Tổng hợp vai trò insulin:

Kết quả hình ảnh cho insulin glycogen

Source: http://www.medbio.info/horn/time%203-4/homeostasis_2.htm

 

*Glucagon và Epinephrine:

Glucagon được tiết từ tế bào alpha tuyến tụy, tác dụng ngược lại với insulin:

Kết quả hình ảnh cho glucagon insulin

Source: https://www.podomatic.com/podcasts/notoriouspbake/episodes/2012-02-06T14_55_06-08_00

Tức ngắn gọn, glucose hoạt hóa phân giải glycogen ở gan để cung cấp glucose cho các mô khác, cũng thúc đẩy sự huy động acid béo khỏi tế bào mỡ bằng cách hoạt hóa lipase nhạy cảm hormone.

Về cơ chế truyền tín hiệu, các catecholamine như glucagon hay catecholamine đều có chung lộ trình cAMP là chất truyền tin thứ hai (second messenger). Cơ chế cụ thể sẽ được trình bày ở phần 2.

Kết quả hình ảnh cho cAMP epinephrine

Source: https://www.britannica.com/science/epinephrine

Epinephrine có 2 cơ chế đáp ứng: thụ thể beta-adrenergicalpha adrenergic.

+Gắn vào thụ thể beta (lộ trình qua cAMP) làm tăng cAMP, dẫn đến tăng ly giải glycogen và tân tạo đường (gluconeogenesis).

+Gắn vào thụ thể alpha (lộ trình qua IP3) gây tăng Ca2+ nội bào.Cần biết rằng enzyme phosphorylase kinase ức chế tổng hợp glycogen là enzyme chỉ có hoạt tính đầy đủ khi được phosphoryl hóa và Ca2+ tăng nên phức hợp epinephrine-alpha adrenergic củng cố đáp ứng tế bào đối với cAMP.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều hòa chuyển hóa mức hệ thống-thần kinh

[Tham khảo:

+”Hóa Sinh Y Học”, ĐHYD TPHCM

+SGK Sinh học 11

+”Essential Cell Biology”, chapter 16, 4th edition]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Cơ chế truyền tín hiệu thần kinh hay tín hiệu hormone, tuy khác nhau về mặt giải phẫu nhưng lại giống nhau về cơ chế tác động: Tế bào một mô nhận biết tình trạng cơ thể và đáp ứng bằng cách tiết chất truyền tin hóa học đến một tế bào khác, chất truyền tin này gắn vào thụ thể trên tế bào này và kích hoạt sự thay đổi.

I. Chất truyền tin là tín hiệu thần kinh:

Nhắc lại khái niệm synapse:

+Synapse là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác (như tế bào cơ hay tế bào tuyến).

+Vai trò: dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác.

+Cấu trúc synapse: Màng trước, khe, màng sau.

Kết quả hình ảnh cho cấu trúc synapse

Source: http://www.blogsinhhoc.com/2013/01/cau-tao-va-hoat-ong-cua-xynap.html

+Về cơ chế dẫn truyền có 2 loại synapse: điện học (có nhiều ở cơ tim, cơ trơn) và hóa học (chiếm đa số ở động vật bậc cao nhờ khả năng truyền xung theo một chiều, linh động điều chỉnh mức độ cũng như thay đổi đáp ứng dựa trên sự thay đổi của chất hóa học).

Cơ chế truyền tin: 

+Trước synapse:

Source: http://sinhhoc247.com/qua-trinh-truyen-tin-qua-xinap-a4146.html

+Sau synapse:

Có 2 loại receptor ở màng sau synapse:

*Ion channel-coupled receptor:

  • Kênh Na+, được hoạt hóa nhờ chất dẫn truyền acetylcholine và glutamate.
  • Kênh K+ và Cl-, được hoạt hóa bởi chất dẫn truyền thần kinh GABA và glycine.

*Enzyme-coupled receptor:

  • Chuyển hóa tăng tạo cAMP kích thích hoạt động tế bào.
  • Hoạt hóa hệ thống gen tăng tổng hợp receptor.
  • Hoạt hóa proteinkinase làm giảm số receptor.

Cơ chế phân tử:

+Tăng điện thế động:

  •  Mở kênh Na+: điện tích (+) đi vào nơron sau synap, tăng điện thế màng về phía (+), gây khử cực màng, tiến gần ngưỡng kích thích.
  •  Hạn chế kênh K+ hoặc kênh Cl-: lượng K+ đi ra ngoài giảm, lượng Cl- đi vào trong giảm, kết quả điện thế mặt trong nơron tăng về hướng (+) so với trước, tiến gần về ngưỡng kích thích.
  •  Gây ra những thay đổi về chuyển hóa bên trong TB, hoạt hóa chức năng TB làm tăng số lượng Rc kích thích hoặc giảm số lượng Rc ức chế trên màng sau synap.

+Tăng điện thế nghỉ:

  •  Mở kênh K+ : K+ được vận chuyển nhanh ra khỏi TB làm tăng điện (-) ở mặt trong.
  • Tăng vận chuyển Cl- vào trong khiến cho mặt trong trở nên (-) hơn nữa so với mặt ngoài màng. Gây tăng phân cực màng, do đó có tác dụng ức chế.
  • Hoạt hóa các Rc là các enzyme: ức chế chuyển hóa trong TB, tăng số lượng các Rc ức chế, giảm số lượng các Rc kích thích trên màng sau synap.

Chấm dứt truyền tin:

Chất truyền tín hiệu thần kinh được hấp thụ trở lại vào đầu tận cùng trước synapse, sự truyền xung qua synapse ngưng. Ví dụ:

Tại màng sau xinap , sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp đi , enzyme acetylcholinesterase phân hủy acetylcholine thành acetate và choline.

Hai chất này quay trở lại màng trước synapse và được tái tổng hợp lại thành acetylcholine chứa trong các bóng synapse.

 

 

 

 

 

 

 

Điều hòa tổng hợp enzyme ở Operon Trp của E.coli

[Tham khảo:

+”Hóa Sinh Y Học”, ĐHYD TPHCM.

+”Essential Cell Biology”, chapter 8, 4th edition]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Xét Operon Trp ở E.coli:

Kết quả hình ảnh cho operon trp

   Source: https://www.khanacademy.org/science/biology/gene-regulation/gene-regulation-in-bacteria/a/the-trp-operon

Operon này có 5 gen mã hoá các enzyme cần cho tổng hợp tryptophan, được điều hòa bằng 2 cơ chế: kìm hãm (repression) và suy giảm (attenuation)

Chất kìm hãm được mã hóa bởi gen trp R nằm ở nơi khác trên NST (hình trên chưa thể hiện nhưng hình dưới đây thì có). Hình này cho ta thấy cả vị trí điều hòa sự suy giảm (A) mà ta sẽ nói ở phần sau:

Kết quả hình ảnh cho operon trp R

Source: http://bio3400.nicerweb.com/Locked/media/ch16/trp_operon.html

Khi Tryptophan dồi dào, nó sẽ đóng vai trò như chất đồng kìm hãm (corepressor) bám vào protein kìm hãm (repressor protein) được mã hóa nhờ đoạn trp R. Phức hợp này gắn lên đoạn tác động (operator), ngăn cản ARN pol gắn vào đoạn khởi động (promoter) từ đó kìm hãm sự biểu hiện của Operon Trp.

Kết quả hình ảnh cho operon trp R

Source: https://en.wikipedia.org/wiki/Trp_operon

Khi Operon Trp không còn bị kìm hãm và có thể phiên mã trong biểu hiện gen thì một cơ chế khác tham gia điều hòa lượng enzyme được tổng hợp, đó là cơ chế suy giảm (attenuation). Sự phiên mã vẫn diễn ra, nhưng gần như đồng thời với sự dịch mã có cơ chế điều hòa sự phiên mã tùy theo nồng độ tryptophan.

Ở đoạn dẫn đầu (leader, như chúng ta thấy trên hình) nằm trước trp E, có 4 chuỗi trình tự điều khiển cơ chế này, được đánh dấu 1,2,3 và 4:

Kết quả hình ảnh cho operon trp attenuation

Source: https://syntheticduo.wordpress.com/2016/03/17/the-tryptophan-operon-it-trps-people-up/

Trình tự leader có các đặc điểm:
– Một vùng có codon AUG và phía sau là codon kết thúc UGA, mã hóa cho một leading polypeptide chứa 14 amino acid.
– Hai codon tryptophan ở vị trí 10 và 11 trên mRNA của leader polypeptide. Trình tự lặp lại ngắn này có ý nghĩa trong điều hòa, tăng độ nhạy với nồng độ Tryptophan trong môi trường.
– Bốn đoạn của RNA leader là vùng 1, 2, 3 và 4 tạo thành do khả năng kết cặp của các base với nhau.

Các base ở vùng 1 kết cặp với vùng 2, vùng 3 kết cặp với vùng 4. Sự kết cặp vùng 3 và vùng 4 tạo đoạn kết thúc phiên mã (do giàu liên kết G-C, tiếp theo là một loạt U).

Sau khi không còn bị kìm hãm, chuỗi 1 được dịch mã thành 1 peptide có 14 amino acid, tức trong đó có cả 2 tryptophan (do có các ribosome theo sát ARN pol nên việc dịch mã gần như ngay lập tức sau khi được phiên mã). Nồng độ Tryptophan cao kéo theo nồng độ Trp-tARN cũng cao. Như ở trên đã trình bày, sự dịch mã nhạy với nồng độ tryptophan, ribosome nhanh chóng vào chuỗi 2 trước khi chuỗi 3 được tổng hợp. Sự bao trùm lên chuỗi 2 khiến sự kết cặp giữa chuỗi 2 và 3 không xảy ra mà chuỗi 3 kết cặp với chuỗi 4, mà như đã nói ở trên, dẫn đến kết thúc phiên mã.

Ngược lại, khi nồng độ Tryptophan thấp, ribosome bị ức chế sự tham gia tiếp tục dịch mã. Nó bị dừng lại ở chuỗi 1. Chuỗi 2 không bị bao trùm nên có thể liên kết chuỗi 3, khiến bắt cặp giữa chuỗi 3 và 4 bị ức chế, cho phép phiên mã tiếp tục.

Cơ chế suy giảm này rõ ràng là hình thức điều hòa âm tính vô cùng tinh tế nhằm kiểm soát lượng enzyme được tổng hợp tùy theo hàm lượng amino acid trong môi trường. Trong trường hợp này, Tryptophan là chất điều hòa âm đối với sự tổng hợp của chính nó.

 

 

Điều hòa chuyển hóa ở mức tế bào

[Tham khảo:

+”Hóa Sinh Y Học”, ĐHYD TPHCM.

+”Essential Cell Biology”, chapter 8,4th edition]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Hai cơ chế điều hòa chuyển hóa ở mức tế bào là:
1/ Ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme: bao gồm điều hòa dị lập thể, biến đổi đồng hóa trịchu trình cơ chất.

*Đặc điểm: 

+Lượng enzyme không đổi nhưng hoạt tính thay đổi kéo theo tốc độ chuyển hóa thay đổi.

+Còn gọi là điều hòa tinh.

+Tốc độ nhanh.

+Năng lượng tiêu tốn ít.

+Đối tượng chịu điều hòa chủ yếu là enzyme điều hòa hoặc enzyme giới hạn tốc độ.

2/ Ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp enzyme: cơ chế cảm ứng tổng hợp enzyme và cơ chế kìm hãm tổng hợp enzyme.

*Đặc điểm:

+Lượng enzyme thay đổi kéo theo hoạt tính và tốc độ chuyển hóa thay đổi.

+Còn gọi là điều hòa thô.

+Tốc độ chậm.

+Năng lượng tiêu tốn nhiều.

+Đối tượng được điều hòa là một hoặc tất cả enzyme của con đường chuyển hóa.

I. Điều hòa ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme-điều hòa dị lập thể:

Trước hết, ta nhắc lại về enzyme dị lập thể:

Enzym dị lập thể là loại enzym ngoài trung tâm hoạt động còn một hoặc vài vị trí dị lập thể; trung tâm hoạt động tiếp nhận cơ chất để xúc tác cho phản ứng enzym trong khi vị trí dị lập thể (allosteric site) tiếp nhận chất tác dụng (effector) để điều chỉnh hoạt động xúc tác của enzym. Phân tử enzym dị lập thể có thể có loại vị trí dị lập thể dương, loại vị trí dị lập thể âm hoặc có cả hai.

(Theo http://hoahocvasinhhoc.blogspot.com/2015/06/cac-dang-phan-tu-cua-enzym-isoenzym.html)

Lưu ý rằng điều hòa dị lập thể xảy ra qua việc kết gắn thuận nghịch không đồng hóa trị giữa enzyme dị lập thể và chất tác dụng.

1/ Dị lập thể dương:

+Chất tác dụng khiến enzyme dễ dàng tiếp nhận cơ chất và tăng hoạt tính (activator).

+Thường chất tác dụng đã được tạo thành trước đó trong con đường chuyển hóa. Khi đó cơ chế này được gọi là hoạt hóa dẫn tiếp.

2/ Dị lập thể âm:

+Chất tác dụng khiến enzyme khó tiếp nhận cơ chất và giảm hoạt tính (inhibitor).

+Thường chất này là sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa. Khi đó cơ chế này được gọi là ức chế hồi tiếp.

Kết quả hình ảnh cho activator allosterically regulated enzyme

Source: http://www.mun.ca/biology/desmid/brian/BIOL2060/BIOL2060-06/CB06.html

Trong cơ thể sống, dị lập thể âm rất quan trọng và phổ biến, thường thể hiện ở cơ chế ức chế ngược để đảm bảo tế bào không sản xuất thừa so với nhu cầu.

II. Điều hòa ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme-biến đổi đồng hóa trị:

+Điều hòa enzyme bằng phosphoryl hay dephosphoryl hóa, hoặc biến đổi đồng hóa trị với chất khác.

+Thường chịu sự kiểm soát từ yếu tố bên ngoài như hormone.

Ví dụ về enzyme glycogen phosphorylase:

Trong khâu phản ứng 1 của giai đoạn 1 trong con đường HDP (hexose di-phosphate), glycogen được phân ly nhờ enzyme glycogen phosphorylase. Enzyme này có 2 dạng: dạng a hoạt động mạnh còn dạng b thì không. 2 dạng này có thể chuyển đổi cho nhau như sau:

Kết quả hình ảnh cho glycogen synthase

Source: https://www.slideshare.net/namarta28/regulation-of-glycogen-metabolism

III. Điều hòa ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme-chu trình cơ chất:

Xét hai phản ứng ngược nhau (A tạo ra B và B tạo ra A) nhưng không cân bằng, do hai enzyme khác nhau xúc tác, lần lượt với tốc độ phản ứng v1 (A tạo ra B, phản ứng thuận) và tốc độ phản ứng v2 (B tạo ra A, phản ứng nghịch). Có thể điều khiển hàm lượng B tăng (thông lượng v1-v2 tăng) bằng cách tăng v1 hoặc giảm v2.

Ta hãy xét quá trình đường phân (HDP):

Kết quả hình ảnh cho glycolysis

Source: http://reasonandscience.heavenforum.org/t1796-glycolysis

Xét 2 chất trung gian của quá trình đường phân là fructose 6-phosphate (F6P) và fructose 1,6-biphosphate (F1,6P). Chuyển F6P thành F1,6P được xúc tác bởi phosphofructokinase-1 (PFK) còn quá trình ngược lại được xúc tác bởi fructose 1,6 biphosphatse (FBPase). Cơ hoạt động mạnh sẽ làm tăng hoạt tính enzyme PFK và làm giảm hoạt tính enzyme FBPase, dẫn đến tăng thông lượng PFK, thúc đẩy đường phân.

IV. Điều hòa nhờ cơ chế ảnh hưởng sinh tổng hợp enzyme-cơ chế kìm hãm (điều hòa âm):

Nhắc lại chút về sự phiên mã:

Trong cơ chế biểu hiện gen, ARN polymerase gắn vào ADN ở promoter để khởi đầu phiên mã. Vị trí này gần nơi ARN bắt đầu được tổng hợp.

Có 3 loại protein điều hòa sự khởi động phiên mã: yếu tố đặc hiệu, chất kìm hãm (ngăn ARN pol gắn lên đoạn khởi động), chất hoạt hóa (thúc đẩy tương tác giữa ARN pol và đoạn khởi động).

*Điều hòa âm:

Cơ chế chung: chất kìm hãm gắn lên ADN khi ngăn cản phiên mã.

Ví dụ xét operon Lac trên bộ gen vi khuẩn E.coli trong môi trường có hoặc không có lactose.

Kết quả hình ảnh cho lac I operon

Source: https://socratic.org/questions/how-would-you-describe-the-effect-a-repressor-has-on-the-lac-operon-when-lactose

Protein kìm hãm Lac được mã hóa nhờ gen lac I (hình như giống gen điều hòa R trong sinh 12). Gen này nằm trước cụm operon. Loại protein này khi không bị allolactose gắn thì nó sẽ bám vào vùng operator trong operon gây ức chế phiên mã (ARN pol không bám vào được promoter).

Kết quả hình ảnh cho protein operator

Source: https://teaching.ncl.ac.uk/bms/wiki/index.php/Lac_operon

Khi môi trường có lactose, một ít permease sẽ cho lactose vào tế bào. Lượng lactose này được lượng ít ỏi enzyme beta-galactosidase (tổng hợp từ gen cấu trúc lac Z trong operon) để sinh allolactose. Allolactose là chất cảm ứng gắn vào protein kìm hãm Lac, gây biến đổi cấu hình không cho nó bám lên operator, giúp quá trình phiên mã diễn ra.

V. Điều hòa nhờ cơ chế ảnh hưởng sinh tổng hợp enzyme-cơ chế cảm ứng (điều hòa dương):

+Vẫn xét operon Lac trong vi khuẩn E.coli nhưng trong môi trường không có glucose:

Nếu ở phần trên, protein kìm hãm Lac là chất ức chế (repressor) thì ở phần này, CRP-cAMP là chất cảm ứng (inducer).

Khi không có glucose, hàm lượng cAMP tăng (do glucose ức chế adenyl cyclase, enzyme chuyển ATP thành AMP vòng). Ứng với nó là protein thụ thể AMP vòng (cAMP receptor protein, hay CRP). Phức hợp CRP-cAMP khi đó có thể gắn vào vị trí gần đoạn khởi động operon và kích thích phiên mã.

Kết quả hình ảnh cho CRP-CAMP inducer

Source: http://slideplayer.com/slide/4342673/

*Sự xuất hiện của cả lactose và glucose như hình trên làm giảm lượng mARN được tạo ra (xuất hiện điều hòa âm, dương đồng thời).

Do đó, sự cảm ứng lactose cần vừa lactose vừa nồng độ glucose thấp.

Cấu tạo mô cơ tim và sự di chuyển Ca2+ trong phức hợp kích thích-co cơ

[Có tham khảo từ:

+Sinh Lý Học Y Khoa tập 1, ĐHYD TPHCM.

+http://users.atw.hu/blp6/BLP6/HTML/C0169780323045827.htm (hình như chụp từ cuốn Berne ra)

+Berne and Levy Physiology 6th Edition.

+http://www.austincc.edu/apreview/PhysText/Muscle.html

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

I. Cấu tạo:

Về cấu tạo, tế bào cơ tim có những nét tương đồng với tế bào cơ vân. Đó là ngoài những thành phần giống các tế bào khác, chẳng hạn màng bào tương, nhân, bào tương, các bào quan thì tế bào cơ tim cũng có các cấu trúc rất đặc biệt, tiêu biểu là hệ thống ống T (transverse tubules) và vi sợi cơ (myofibril).

Source: http://www.austincc.edu/apreview/PhysText/Muscle.html

+Hệ thống ống TLà hệ thống ống nằm ngang theo chiều vuông góc với chiều của các vi sợi cơ. Hệ thống ống này thông thương với môi trường bao bọc xung quanh sợi cơ. Ống T cùng với 2 ống túi ngang của lưới nội bào trơn ở cạnh 2 bên tạo thành một bộ đặc biệt, gọi là bộ ba (triad). Đây chính là cấu trúc quan trọng giúp dẫn truyền điện thế và phóng thích ion Ca++ từ lưới nội cơ tương trong hoạt động co cơ.

Source: http://www.austincc.edu/apreview/PhysText/Muscle.html

+Vi sợi cơcấu tạo từ những phân tử đặc hiệu, đó là siêu sợi actin và siêu sợi myosin. Hai loại siêu sợi sắp xếp xen kẽ, có phần lồng vào nhau tạo thành vạch sáng, vạch tối xen kẽ đều đặn.

Vạch sáng còn được gọi là băng I (I band), được chia đôi bởi 1 vạch sẫm màu được gọi là vạch Z (Z disc). Đoạn vi sợi cơ nằm giữa hai vạch Z gần nhau còn được gọi là Sacromere, đây là đơn vị co cơ.

Vạch tối còn được gọi là băng A (A band).

Ngoài ra còn có:

+Lưới cơ tương (sarcoplasmic reticulum): tương tự như lưới nội chất trong tế bào bình thường, vai trò là trữ và phóng thích Ca2+ khi tế bào cần để co cơ.

II. Cơ chế gây co cơ:

Bình thường Ca2+ bên trong tế bào được duy trì ở nồng độ rất thấp nhờ được dự trữ trong lưới nội chất (endoplasmic reticulum). Ở tế bào cơ tim thì lưới nội chất còn được gọi là lưới cơ tương (sarcoplasmic reticulum).

Điểm chung của sự co cơ ở cả cơ vân và cơ tim là đều liên quan đến biến thiên nồng độ Ca2+ nội bào và cần có sự gắn của Ca2+ với troponin C.

Nói một cách tóm tắt, ở tế bào cơ vân, sự khử cực của màng tế bào kích thích sự giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất mà không cần sự đi vào của Ca2+ từ ngoại bào. Ngược lại, ở tế bào cơ tim, sự đi vào của Ca2+ là cần thiết để kích thích sự giải phóng Ca2+ từ lưới cơ tương.

Vậy Ca2+ tự do trong tế bào có ảnh hưởng cụ thể thế nào đến sự co thắt cơ tim?

Sự co cơ cần có sự tiếp xúc giữa myosin và actin ở vị trí phù hợp, kéo theo sự ngắn lại của sacromere.

Kết quả hình ảnh cho I band contraction

Source: https://step1.medbullets.com/msk/112017/muscle-conduction-to-contraction

Nhưng bình thường thì điều gì đã ngăn cản sự tiếp xúc này?

Đó chính là phức hợp protein kết hợp với các actin và myosin, mà ở đây ta nhắc tới:

1/ Tropomyosin

2/ Troponin: gồm có Troponin I (Inhibitor) cùng Tropomyosin phong tỏa điểm gắn gây co cơ giữa actin và myosin, Troponin T có vai trò liên kết Troponin I với Tropomyosin và cuối cùng là Troponin C khi liên kết với Ca2+ có thể phản ứng với tropomyosin làm lộ ra các vị trí hoạt động giữa actin và myosin chuẩn bị cho sự co cơ.

Sự di chuyển của Ca2+ như thế nào?

Khi có kích thích thì kích thích lan nhanh dọc màng bao cơ tim (sarcolemma) truyền từ tế bào này sang tế bào khác (qua liên kết khe-gap junction) hoặc từ ngoài vào trong tế bào rồi lan rộng nhờ hệ thống ống T.

Ở tế bào cơ tim vào pha bình nguyên (pha 2) thì tính thấm của màng đối với Ca2+ tăng, xuất hiện sự đi vào của Ca2+ theo gradient điện ở các kênh Ca2+ trên màng bao cơ hoặc ở ống T.

Source: Berne and Levy Physiology, 6th Edition

Dù đi bằng con đường nào thì cái đích cuối vẫn là Ca2+ tự do xuất hiện ở tế bào gây co cơ. Lượng Ca2+ vừa đi vào không đủ thực hiện điều đó, nhưng nó đóng vai trò khơi mào (trigger) cho sự bài xuất Ca2+ từ nơi dự trữ (Sarcoplasmic Reticulum) thông qua kênh phóng thích Ca2+ với cái tên thụ thể Ryanodine (Ryanodine receptor). Hãy hình dung lưới cơ tương là túi có chứa rất nhiều viên đạn (Ca2+). Khi đó, Ca2+ ngoại bào đóng vai trò là các viên đạn được bắn vào túi (thông qua kênh Ca2+ nhạy cảm điện thế- voltage gated ion channel) thì túi sẽ nổ và giải phóng đạn trong túi ra. Đây mới là nguồn Ca2+ chính kích hoạt sự co cơ tim.

Chúng ta cũng có thể thấy cách triad chuyển tín hiệu điện từ các kích thích thành tín hiệu giải phóng Ca2+ qua “bộ cảm biến điện” là thụ thể DHP (Dihydropyridine) có trên hệ thống ống T:

Source: http://www.austincc.edu/apreview/PhysText/Muscle.html

Nhìn rõ hơn:

Source: http://www.austincc.edu/apreview/PhysText/Muscle.html

Và từ đây chúng ta đã rõ, Ca2+ tự do tăng trong tế bào (khoảng 100 lần), gắn với Troponin C tạo phức hợp phản ứng với tropomyosin làm bộc lộ vị trí hoạt động của actin và myosin, thành lập các chu kì cầu nối và gây co cơ.

Tài liệu “Sinh Lý Học Y Khoa” tập 1, ĐHYD TPHCM cũng khẳng định rằng:

“Các cơ chế làm Ca2+ trong tế bào tăng sẽ làm tăng lực co và ngược lại”

Chúng ta có thể hiểu điều này qua ví dụ tiêu biểu là các hormone họ catecholamine.

Quay lại hình lúc nãy:

Khi catecholamine liên kết với thụ thể tương ứng thì enzyme adenylyl cyclase được hoạt hóa, xúc tác quá trình chuyển ATP thành AMP vòng (tức cAMP như trên hình), từ đó hoạt hóa họ protein kinase A phụ thuộc AMP vòng (quá trình này thường được gọi tắt là lộ trình cAMP=>cAMP-PK). Protein này sẽ phosphoryl hóa các phân tử đặc biệt gây co và giãn cơ. Ta có 3 đối tượng có thể bị phosphoryl hóa bởi PKA tương ứng với 3 mũi tên trên hình:

+Nếu đối tượng bị nó phosphoryl hóa là kênh Ca2+ nằm trên màng bao cơ hay lưới nội cơ tương thì lượng Ca2+ đi vào tế bào tăng cao kéo theo co cơ.

+Nếu đối tượng bị nó phosphoryl hóa là Troponin I thì hệ quả sau đó là sự ức chế liên kết giữa Ca2+ và Troponin C, cho phép Tropomyosin che lại vị trí hoạt động của actin và myosin, gây giãn cơ.

+Nếu đối tượng bị nó phosphoryl hóa là Phospholamban:

Trước hết vai trò protein Phospholamban là gì? Ta biết rằng kênh Ca2+/ATPase (vận chuyển chủ động Ca2+ nhờ năng lượng ATP) có ở 2 chỗ: trên màng bào tương (giúp đẩy Ca2+ ra khỏi tế bào, như ta có thể thấy ở phía trái của ống T trên hình) và trên lưới nội cơ tương (giúp đưa Ca2+ từ nội bào vào lumen của lưới). Ở trạng thái bình thường thì protein Phospholamban này có vai trò ức chế kênh Ca2+/ATPase của lưới nội cơ tương. Hoạt tính của nó bị giảm khi bị phosphoryl hóa, và khi đó, lưới nội cơ tương nhanh chóng bắt lấy Ca2+ tồn dư trong nội bào, chuẩn bị cho chu kì co cơ kế tiếp.

Tựu chung, những kết cục trên giúp quá trình co giãn cơ tim diễn ra có trình tự và hợp quy luật. Khi quá trình co cơ kết thúc, giãn cơ xảy ra, sự thu hồi Ca2+ vào lưới nội cơ tương giúp chuẩn bị cho quá trình co cơ kế tiếp.

Ngoài ra ở kì tâm trương, lượng Ca2+ nhiều trong tế bào gây co cơ cũng sẽ được thải qua kênh 3Na+/1Ca2+ (như hình).

Tính chất sinh lý của cơ tim trong hoạt động điện-Cơ chế điều hòa.

[Tham khảo chủ yếu từ:

+Cấu trúc chức năng sinh lý tim: https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/cau-truc-chuc-nang-sinh-ly-tim

+Tính chất sinh lý cơ tim và chu kỳ tim: http://ycantho.com/content/2/3/1848/1/tinh-chat-sinh-ly-cua-co-tim-va-chu-ky-tim.html

+Hệt thần kinh và hệ nội tiết: https://trangtamly.blog/2016/12/19/he-than-kinh-va-he-noi-tiet/]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngoài tính nhịp điệutính dẫn truyền xung động thì tim còn có các tính chất sinh lý:

1/ Tính hưng phấn:

Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng của cơ tim khi kích thích. Nếu kích thích có cường độ thấp, cơ tim không đáp ứng, tăng cường độ kích thích đến một mức nào đó gọi là ngưỡng thì cơ tim đáp ứng bằng cách co cơ tối đa.

Quy luật: “TẤT CẢ hoặc KHÔNG“.

Kết quả hình ảnh cho tính hưng phấn của tim

Source: https://www.slideshare.net/ssusere03103/i-cng-ecg

2/ Tính trơ:

Tính trơ là tính không đáp ứng với kích thích. Nếu kích thích cơ tim giai đoạn đang co (tâm thu), dù kích thích mạnh trên ngưỡng thì cơ cũng không đáp ứng gọi là giai đoạn trơ tuyệt đối. Nếu kích thích vào cuối thời kỳ tâm thu, lúc cơ tim đang giãn tim sẽ đáp ứng bằng co bóp phụ, gọi là ngoại tâm thu. Sau đó tim nghỉ lâu hơn gọi là thời kỳ nghỉ bù. Tính trơ có chu kỳ, vì lặp đi lặp lại.

Nhờ tính trơ mà cơ tim không co cứng khi có những khích thích liên tiếp.

Ở các pha khác nhau của điện thế hoạt động, sợi cơ tim đáp ứng không giống nhau với một kích thích bên ngoài.

Ở pha 1 và 2, sợi cơ đã được khử cực rồi nên không đáp ứng với bất cứ kích thích nào, đó là thời kỳ trơ tuyệt đối (0.25-0.3s ở cơ thất). Nó giúp tim không bị rối loạn hoạt động bởi một kích thích ngoại lai. Đây là cơ chế bảo vệ vô cùng cần thiết, giúp cho cơ tim không bị co cứng như cơ vân, một sự co cứng của tim sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn và tử vong.

Ở pha 3, sợi cơ tim bắt đầu đáp ứng với các kích thích, tuy còn yếu, đó là thời kỳ trơ tương đối (0.05s ở cơ thất). Đến cuối pha 3, sợi cơ tim đi vào thời kỳ siêu bình thường, nghĩa là đáp ứng rất dễ dàng với một kích thích dù nhỏ. Thời kỳ này rất ngắn.

Source: https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/cau-truc-chuc-nang-sinh-ly-tim

*Chu kỳ tim:

+Dài khoảng 0,8s.

+Trong thực hành lâm sàng, chu kỳ tim được chia thành 2 giai đoạn là tâm trương (diastole) tâm thất giãn, tim hút máu vào thất và tâm thu (systole) tâm thất co, tim bơm máu vào động mạch.

*Điều hòa hoạt động sinh lý tim:

Về mặt chức năng, hệ thần kinh chúng ta được chia thành hệ thần kinh động vật (Somatic Nervous System) chịu trách nhiệm điều khiển các chuyển động và hành động tự nguyệnhệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System) chịu trách nhiệm kiểm soát các chức năng không tự nguyện như một số hoạt động thuộc về nhịp tim, hít thở, tiêu hóa và huyết áp.

Tác động của hệ thần kinh thực vật lên hoạt động sinh lý tim, mà cụ thể là tần số phát nhịp, cần được xét qua tác động của hệ phó giao cảm (parasympathetic nervous system) và hệ giao cảm (sympathetic nervous system).

+Hệ phó giao cảm tiết Acetylcholine, tăng tính thấm của màng cơ tim đối với K+, kéo dài thời gian điện thế hoạt động, làm điện thế màng lúc nghỉ âm hơn, vì vậy làm giảm tính kích thích tế bào.

Do đó tăng hoạt động phó giao cảm gây chậm nhịp tim.

+Ngược lại, hệ  giao cảm tiết Norepinephrine làm giảm tính kích thích của tế bào, tăng tần số nút xoang, tăng lực co bóp do đó làm tăng nhịp tim.

Tác dụng của hai hệ này trái ngược nhau, nhưng có tác dụng điều hòa để đảm bảo cho sự hoạt động tim.

 

 

Mô tả kênh Na+/K-/ATPase và ứng dụng digoxin điều trị suy tim

*Mô tả bơm:

Bơm này có mặt ở tất cả tế bào, có hoạt tính ATPase, do protein tải thực hiện có vai trò như một enzyme phân giải ATP tạo năng lượng. Phân tử này có 4 tiểu đơn vị (2 tiểu đơn vị alpha và 2 tiểu đơn vị beta), trong đó các tiểu đơn vị alpha có hoạt tính enzyme chuyển ATP thành ADP giải phóng năng lượng và trên chúng có vị trí gắn ion trong và ngoài tế bào. Phía trong tế bào có các vị trí gắn 3 Na+ và ATP, còn ngoài tế bào có các vị trí gắn 2 K+.

kenh

Source: https://www.slideshare.net/Amirrezagholizadeh1/sodium-potassium-pump

*Hoạt động của bơm theo hai giai đoạn tương ứng với hai lần bơm thay đổi cấu trúc:

+3 ion Na+ và ATP gắn ở mặt trong bơm, ATP được phân giải thành ADP giải phóng phosphate vô cơ, phosphate này di chuyển đến liên kết với gốc acid aspartic của tiểu phần alpha, từ đó làm thay đổi cấu trúc của bơm (lần thứ nhất) đưa 3 Na+ ra ngoài tế bào.

+2 ion K+ gắn ở mặt ngoài bơm, thủy phân liên kết giữa phosphate vô cơ và gốc acid aspartic của tiểu phần alpha, sản sinh năng lượng làm thay đổi cấu trúc của bơm (lần thứ hai) đưa 2 K+ vào trong tế bào.

*Digoxin tác động thế nào?

Digoxin có khả năng liên kết gốc aspartic tiểu phần alpha, can thiệp vào quá trình thủy phân liên kết giữa gốc này với phosphate vô cơ làm hạn chế hoạt động của bơm Na+/K+-ATPase , làm tăng nồng độ Na+ nội bào, qua đó giảm chênh lệch gradient nồng độ Na+ trong và ngoài tế bào. Điều này ức chế hoạt động của bơm Na+/ Ca2+-ATPase  (vận chuyển chủ động thứ phát theo hình thức đối chuyển, đưa Na+ vào trong tế bào và đẩy Ca2+ ra ngoại bào). Kênh này bị ức chế gây tăng lượng Ca2+ nội bào, ion này hoạt hóa các protein co thắt và tăng sức co bóp cơ tim. Cơ chế cụ thể có thể tham khảo tại https://nguyenhuythekopites.wordpress.com/2018/02/21/cau-tao-mo-co-tim-va-su-di-chuyen-ca2-trong-phuc-hop-kich-thich-co-co/.

digoxin

Source: http://slideplayer.com/slide/9273946/

Thực tế, digoxin sẽ tăng cường tác dụng (tăng gắn vào và ức chế kênh Na+/ K+- ATPase) khi có mặt ion Ca2+ và giảm tác dụng khi có mặt ion K+. Tuy nhiên, nếu bổ sung chế phẩm có chứa Ca2+ quá nhiều có thể gây ngộ độc digoxin (ngoại tâm thu, block nhĩ thất, …).

Cũng cần lưu ý rằng bình thường Ca2+ sẽ được duy trì rất thấp bên trong tế bào. Tuy nhiên nồng độ Ca2+ tự do bên trong tế bào khi tăng quá cao sẽ gây chết tế bào. Cơ chế là do nó sẽ hoạt hóa hàng loạt các enzyme, chẳng hạn như ATPase (khiến tế bào mất nguồn năng lượng nhanh chóng), phospholipase (khiến màng tế bào mất tính ổn định), endonuclease (dẫn đến tổn thương DNA) cũng như một số protease chịu trách nhiệm cho sự giáng hóa protein.

Kết quả hình ảnh cho Digoxin toxic

Khi đó, ta có 2 cách để điều trị cho trường hợp ngộ độc Digoxin:

+ Hạ Ca2+: Dùng EDTA, chất này có khả năng tạo phức với Ca2+. Từ đó nồng độ calci máu giảm làm hạn chế tác dụng digoxin. EDTA và digoxin là 2 thuốc đối kháng không cạnh tranh.

+ Cho bệnh nhân dùng KCl đường uống hoặc nếu phải tiêm thì tiêm nhỏ giọt. Tác dụng của K+ trên tim là rất mạnh nên cần thận trọng.

Các loại mô trong cơ thể

Ta đã biết tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể, nhưng trong cơ thể đa bào hiếm khi có tế bào đơn độc thực hiện chức năng mà là một mô gồm nhiều tế bào hợp lại tham gia cấu trúc cơ thể, hỗ trợ chuyển động, tạo nhiệt hay hỗ trợ vận chuyển chất.

Trong cơ thể người có 4 loại mô chính:

1/ Mô biểu bì (epithelial tissue):

+Tập hợp tế bào xếp sít nhau, liên kết tế bào thường là liên kết chặt khít (tight junction), phủ ngoài cơ thể (như da) hoặc lót bên trong ống tiêu hóa, ống sinh dục,…

+Chức năng: bảo vệ, hỗ trợ hấp thu, thải trừ, nội tiết.

2/ Mô liên kết (connective tissue):

dense_connective_tissue-56a09aee3df78cafdaa32ca1

Source: https://www.thoughtco.com/connective-tissue-anatomy-373207

+Liên kết các mô lại với nhau.

+Chức năng: Tạo bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.

+Phân loại:

*Mô liên kết cơ học (mô sụn).

*Mô liên kết dịch (bạch huyết).

*Mô liên kết dạng sợi.

3/ Mô thần kinh (nervous tissue):

+Bao gồm mô thần kinh trung ương và mô thần kinh đệm.

maxresdefault

Source: https://www.youtube.com/watch?v=gotqQ7RxT_U

+Chức năng: tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin.

4/ Mô cơ (muscle tissue):

+Mô cơ trơn: hình thoi, nhọn, một nhân, tạo nội quan như dạ dày, ruột, bóng đái,…

Smooth muscles are found in the walls of hollow structures, including veins and blood vessels.

Source: https://owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

+Mô cơ vân (cơ xương): nhiều nhân, có vân sáng tối xen kẽ, thực hiện các chuyển động được điều khiển. Chiếm khoảng 40% khối lượng cơ thể người.

Skeletal muscles, viewed under a microscope, appear striated.

Source: https://owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

+Mô cơ tim: phân nhánh, một nhân, tạo thành tim. Được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương (central nervous system) và tế bào tạo nhịp (pacemaker cells).

12773333_f520

Source: https://owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

“Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào,  hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim  nhanh chóng qua các cầu nối.”

“Các sợi cơ tim chưa nhiều ty lạp thể và mạch máu.”

“…tim mang tính tự động. Đây là đặc điểm không có ở cơ vân.”

(Source: https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/cau-truc-chuc-nang-sinh-ly-tim)

Sinh lý tim: Hoạt động điện của tim

[Tham khảo:

+ Sinh lý học Y khoa, tập 1, ĐHYD TPHCM.

+ Basic and Bedside Electrocardiography]

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

I. Cấu tạo liên hệ chức năng sinh lý:

+Tim là khối cơ rỗng, dạng mặt nón, khối lượng khoảng 300g.

+Vị trí tim: trong lồng ngực, cụ thể là trung thất giữa, nằm trên cơ hoành, nép sau xương ức, nhìn từ trên xuống gần giống dạng tam giác ngược, với đáy (base) tam giác (tức đỉnh tim khi nhìn từ trên xuống- top of the heart) ở vị trí xương sườn số 2 (second rib) còn  đỉnh tam giác (apex), tức tận cùng tim (bottom of the heart) hơi nghiêng tẹo về phía trái của cơ thể, tựa lên trên cơ hoành (diaphragm), ở vị trí xương sườn số 5.

Heart-Position-Relative-to-RibCage-e1393294551372

Source: https://integrationmassage.com/breathing-release-neck-shoulder-tension/heart-position-relative-to-ribcage/

+Kích thước tim xấp xỉ với nắm tay người.

fistandheart

Source: https://allthingsheart.com/2015/09/10/heart-size/

+Toàn bộ tim được cấu tạo từ cơ tim, có các lớp màng bảo vệ, giữa lớp màng gần nhất và cơ tim có dung dịch (chủ yếu là protein) nhằm tạo không gian cho tim co bóp.

+Về mặt chức năng sinh lý, lưu ý các thành phần tim:

heart2

Source: https://neurohdu.wordpress.com/tag/bundle-of-his/

1/ Nút xoang (Sinoatrial node, aka S-A node): nút tạo nhịp tự nhiên của tim. Ở động vật có vú, đây là vùng phát xung động có tần số cao nhất, còn gọi là nút tạo nhịp tự nhiên của tim. Khi đó nhịp tim đo được là nhịp tim bình thường, khoảng 60-100 BPM.

2/ Nút nhĩ thất (Atrioventricular node, aka A-V node): nút tạo nhịp cho toàn tim khi nút xoang và các thành phần phức hợp tạo nhịp của nhĩ bị hủy. Khi đó nhịp tim đo được khoảng 40-60 BPM, tương tự như khi bó His phát nhịp.

3/ Cơ nhĩ, cơ thất, mô dẫn truyền: có thể tạo nhịp trong một số trường hợp (khi đó gọi là ổ lạc-ectopic focus), nhịp tim đo được khoảng 20-40 BPM.

+Nút nhĩ thất hay các bộ phận khác giành lấy khả năng tạo nhịp cho toàn tim của nút xoang thường là các trường hợp bệnh lý. Những tác nhân gây ra tình trạng này bao gồm cà phê, nicotin, mất cân bằng điện giải, thiếu oxy và do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn digitalis. Khi đó, nhịp tim chậm và có khi máu sẽ không đủ cho não. Ở những bệnh nhân như vậy, khi cần thiết, có thể duy trì tần số tim bình thường bằng một máy tạo nhịp nhân tạo (artificial pacemaker). Ngoài ra, còn có những máy tạo nhịp theo yêu cầu, không những cho hoạt động bình thường của tim, mà còn giúp tim thích nghi bằng cách tăng tần số lúc vận cơ hay stress.

Ảnh hưởng của hệ thần kinh tự chủ lên hoạt động của tim:

Kết quả hình ảnh cho av node rate

Source: https://slideplayer.com/slide/10832890/

+ Dẫn truyền xung động: khởi nguồn từ nút xoang, theo các bó liên nít đến nút nhĩ thất, rồi bó His truyền xung động từ nút nhĩ thất đến buồng thất, chia thành 2 nhánh phải và trái, sau khi qua vách liên thất thì chia thành mạng Purkinje (các nhánh nhỏ len lỏi giữa các sợi cơ tim), lần lượt đến nội mạc tâm thất phải và trái.

Tốc độ dẫn truyền chậm qua AV node giúp đảm bảo thời gian đổ đầy thất:

 

Kết quả hình ảnh cho av node velocity

Source: https://www.cvphysiology.com/Arrhythmias/A003

Các tế bào cơ tim có hai đặc điểm để hỗ trợ hệ thống dẫn truyền:

+Liên kết khe giữa các tế bào cơ tim: giúp lan truyền các điện thế hoạt động từ tế bào này sang tế bào khác.

Image result for myocardial gap junction

Source: https://www.pinterest.com/pin/272327108701549052/

+Tính tự động của tim: Các tế bào có thể tự kích thích, độc lập với kích thích từ hệ thần kinh và co một cách nhịp nhàng.

II. Các pha trong biến thiên điện thế động ở tế bào cơ tim:

Ở điều kiện bình thường thì sự đi ra khỏi tế bào của ion K+ qua các kênh vận chuyển là nguyên nhân quan trọng để bên trong màng thường âm hơn ngoài màng, điện thế màng khoảng -90 mV. Nhưng khi đột nhiên màng tế bào nhận kích thích:

+Pha 0 (khử cực sớm): tăng vọt tính thấm đối với Na+ để ion này ào ạt tràn vào trong tế bào, điện thế màng trở nên dương (-90mV lên +30mV).         [DEPOLARIZATION]

Pha này bị ức chế bởi chất độc Tetradotoxin có trong cá nóc.

+Pha 1 (tái cực sớm): tính thấm đối với Na+ giảm, điện thế màng có xu hướng đi về phía âm do sự kích hoạt kênh K+, đưa ion K+ ra ngoài tế bào.                 [REPOLARIZATION]

+Pha 2 (bình nguyên): Ca2+ đi vào tế bào, tương tự là một ít Na+, trong khi K+ vẫn tiếp tục ra ngoài nên đồ thị biểu diễn gần giống một đường thẳng. Tính thấm của màng đối với Ca2+ tăng bởi catecholamine, giảm bởi thuốc chẹn kênh Ca2+.

+Pha 3 (tái cực nhanh trở lại): kênh Na+, Ca2+ bị bất hoạt, trong khi K+ tiếp tục đi vào, kéo đồ thị biểu diễn dốc xuống.

+Pha 4: hồi phục nồng độ các ion.

Cardiac-Action-Potential1

Source: http://www.emergencymedicalparamedic.com/cardiac-action-potential/

II. Các loại điện thế động của tim:

2 loại: đáp ứng nhanhđáp ứng chậm.

Phân biệt ra sao?

*Nơi xảy ra:

-Loại đáp ứng nhanh: nhĩ, thất hay các mô dẫn đặc biệt như sợi Purkinje.

-Loại đáp ứng chậm: mô nút (nút xoang và nút nhĩ thất).

*Điện thế màng:

-Loại đáp ứng nhanh: 4 pha khá rõ ràng, độ dốc pha 0 lớn hơn, biên độ điện thế động lớn hơn.

-Loại đáp ứng chậm: khử cực chậm (trên đồ thị thì pha 4 ban đầu kéo khá dài và pha 0 lên dốc chậm, biên độ điện tim yếu, không có pha 2 (pha bình nguyên). Do vậy pha 1 (đưa K+ từ trong ra ngoài) cũng xem như không đáng kể, ta xét các pha 0,3,4.

4_6s8uz

                          Source: https://www.quiz.biz/quizz-680725.html

III. Sơ lược về điện tâm đồ:

+Điện tâm đồ phản ánh những thay đổi điện thế của tim ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt cơ thể.

+Bản chất: ghi lại vector điện học biểu diễn lực điện của tim trên cơ sở là tam giác Einhoven (tim là trọng tâm của tam giác đều mà 3 đỉnh là vai phải, vai trái và đỉnh xương mu).

einthovens_triangle-151b82a5bbd38c0f063_pfJyhdIG2k

Source: https://create.arduino.cc/projecthub/smartwear/bio-smart-wear-4c234c

+Chuyển đạo chuẩn:

*Hiệu điện thế giữa tay trái và tay phải (D1)

*Hiệu điện thế giữa chân trái và tay phải. (D2)

+Tuỳ theo cách mắc điện cực, ta sẽ có 12 chuyển đạo:

*Chuyển đạo song cực các chi : D1, D2, D3.

*Chuyển đạo đơn cực chi tăng cường : aVR, aVL, AVF.

*Chuyển đạo trước tim : V1, V2, V3, V4, V5, V6.

+Chi tiết cách gắn:

Trước khi gắn, thoa ít gel lên da, cần gắn chặt không để hở:

*Chuyển đạo ngoại biên:

-Kẹp đỏ: tay phải.

-Kẹp đen: chân phải.

-Kẹp vàng: tay trái.

-Kẹp xanh: chân trái.

**Lưu ý: Điện cực đặt ở cổ tay chỉ cốt để dễ buộc, thực ra nó phản ảnh điện thế ở vai phải và vai trái (trong điện trường tim) là những chỗ khó gắn điện cực, còn hai cánh tay chỉ làm nhiệm vụ hai dây dẫn điện. Do đó, trục chuyển đạo sẽ là một đường thẳng nối từ vai phải (R) sang vai trái (L).

Image result for how to put ecg leads on chest

Source: https://www.slideshare.net/irfanziad1/ecg-9939328

*Chuyển đạo trước tim: (ĐỎ-VÀNG-XANH-NÂU-ĐEN -TÍM)

– V1 (Đỏ): Gắn ở liên sườn 4, phía cạnh phải xương ức.

– V2 (Vàng): Gắn ở liên sườn 4, phía cạnh trái xương ức.

– V4 (Nâu): Gắn ở giao điểm của đường trung đòn trái với liên sườn 5.

– V3 (Xanh): Gắn ở điểm giữa khoảng cách V2 và V4.

– V5 (Đen): Gắn ởgiao điểm của đường nách trước trái với đường ngang đi qua V4.

– V6 (Tím): Gắn ở giao điểm của đường nách giữa trái với đường ngang đi qua V4.

Image result for ecg lead chest

Source: http://www.gpnotebook.co.uk/simplepage.cfm?ID=852492363

V1, V2 là đạo trình tim phải.

V3, V4 là đạo trình vách liên thất.

V5, V6 là đạo trình thất trái.

+Điện tâm đồ theo sự truyền xung động:

ECG_Principle_fast

Source: Wikipedia

+Điện tâm đồ bình thường có dạng chung là PQRST:

Kết quả hình ảnh cho typical ECG ventricular repolarization

Source: https://www.pinterest.com/pin/100768110387062267/?lp=true 

+Ý nghĩa:

*Sóng P:

+sóng khử cực 2 nhĩ.

+dạng sóng tròn, đôi khi có móc.

+thời gian: 0,08-0,12s.

+biên độ <2mm.

+sóng dương ở D1, D2.

*Khoảng cách P-R:

+thời gian truyền xung từ nhĩ đến thất.

+biến thiên 0,12-0,20s.

*Phức hợp QRS:

+thời gian khử cực hai thất.

+thay đổi tùy chuyển đạo.

+thời gian: 0,06-0,10s.

*Khoảng Q-T:

+bắt đầu từ cuối phức hợp QRS đến cuối sóng T.

+thu tâm điện cơ học của tim.

+thời gian 0,35-0,40s tùy tần số tim.

Kết quả hình ảnh cho ECG systole

Source: https://courses.lumenlearning.com/suny-ap2/chapter/cardiac-cycle/

*Sóng T:

+sóng tái cực hai tâm thất.

+ở ECG bình thường thì cùng chiều với QRS.

+bất đối xứng, nhánh lên dài hơn nhánh xuống, đỉnh tròn.

+thời gian: 0,20s.